Mây vũ tích (Cumulonimbus) - ảnh từ internet
1/. Về nguyên nhân gây ra mưa đá: Tôi cho rằng khi vùng áp thấp phía tây khống chế Lào Cai thì thời tiết Nắng – Nóng - Khô, nhất là gió Ô Quý Hồ hoạt động mạnh. Không khí khô nóng, độ ẩm không khí thấp thì lấy đâu ra hơi ẩm để hình thành mưa đá? Mà nếu dông xảy ra thì đó chỉ là cơn dông nhiệt không mưa. Lúc này hoàn lưu Tây Nam bắt đầu hoạt động trở lại, vì vậy mà đã tạo thành đới gió Đông Nam từ ngoài Biển Đông mang hơi ẩm liên tục thổi vào miền Bắc, mang hơi ẩm vào Lào Cai tạo ra môi trường NÓNG -ẨM vào khu vực trong đó có tỉnh Lào Cai. Vì vậy khi gặp gió mùa Đông Bắc, do xung đột giữa 2 khối khí Nóng-Lạnh đã tạo ra đối lưu để hình thành mây dông (hay còn gọi là mây Vũ Tích - Cumunonimbus). Tôi muốn lưu ý rằng: chỉ có loại mây Vũ Tích này mới sinh ra được mưa rào và mưa đá.
2/. Giải thích về kích thước viên đá: Để giải thích kích thước hạt mưa đá to chưa từng thấy, cần xét đến quy mô khối mây dông cũng như sự phát triển của mây Vũ Tích đó mạnh/yếu như thế nào. Trận mưa đá hãi hùng vừa diễn ra ở Lào Cai là đặc biệt bởi chúng ngẫu nhiên hội tụ đủ 3 yếu tố. Đó là mặt đất thì khô nóng, trên cao độ ẩm được tăng cường bởi gió Đông Nam từ biển thổi vào, và không khí lạnh xuống quá nhanh, làm cho mây dông phát triển mạnh theo chiều cao trên 10km. Ở độ cao này, nhiệt độ âm sâu, dễ dàng tạo nên những hạt mưa đá cỡ lớn. Trong quá trình rơi từ đỉnh mây Vũ Tích xuống mặt đất, do ma sát nên viên đá chỉ có thể bé đi chứ không liên kết để to ra được!
Khi ban ngày ở địa phương A có dông mạnh thì đến đêm và hôm sau làm gì (đủ điều kiện) để hình thành mây dông và có mây dông đâu mà có mưa đá? Một khối mây dông - mây Vũ Tích - đồ sộ như một quả núi, khi mây dông ở trên đầu ta thì chân mây che kín cả bầu trời. Ở chân mây, ta có thể nhận xét cơn dông mạnh/yếu là căn cứ vào hình thù dưới chân mây như: xác xơ (mây mảnh tằng Stratus-Fratus) khi dưới chân mây thấy hình vú (mamatus) là do mây có đối lưu mạnh. Cần đề phòng mưa to, mưa đá!
Vậy mưa đá xảy ra khi khí quyển có đủ điều kiện hình thành mây dông (mây Vũ Tích), và mây dông này phải phát triển có đủ độ cao để hơi nước đông kết lại thành viên đá rơi xuống mặt đất. Nếu bị tan chảy hết trong quá trình rơi sẽ thành các hạt mưa rào, vì sao mưa rào lạnh hơn mưa thường là vì thế. Để nhận biết cơn dông có đến địa phương không, người ta có thể quan sát hướng gió thổi ở trên cao, dựa vào mây bay trên bầu trời. Đối với khối mây Vũ Tích (Cumulus cumunonimbus capillatus), cần xem xem đỉnh mây này phát triển đi về hướng nào thì có thể biết được cơn dông có đổ bộ hay không.