Mua hàng không hóa đơn, khách hàng “lực bất tòng tâm” khi khiếu nại

Mua hàng không hóa đơn, khách hàng “lực bất tòng tâm” khi khiếu nại

Triệu Kiều Chinh

Triệu Kiều Chinh

Thứ 5, 23/11/2017 11:33

Nếu người tiêu dùng không được cung cấp hóa đơn hoặc được cung cấp nhưng không lưu giữ hóa đơn, điều này sẽ ảnh hưởng tới không chỉ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới nhiều đối tượng khác.

Tiêu dùng & Dư luận - Mua hàng không hóa đơn, khách hàng “lực bất tòng tâm” khi khiếu nại

Ảnh minh họa.

Hóa đơn (hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn đỏ) không chỉ là tài liệu thể hiện giá của sản phẩm/dịch vụ (gọi chung là hàng hóa), mà còn là tài liệu nhằm ghi nhận doanh số giao dịch của doanh nghiệp và là bằng chứng chứng minh người tiêu dùng đã mua hàng hóa của người bán.

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp giữa người tiêu dùng và bên bán, thì hóa đơn là một bằng chứng quan trọng, ràng buộc trách nhiệm của bên bán đối với bên mua.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào người bán cũng cung cấp hóa đơn cho người tiêu dùng, đồng thời, một số người tiêu dùng thường không có thói quen yêu cầu cung cấp hoặc thậm chí không lưu trữ hóa đơn khi được cung cấp. Điều này đã gây ra rất nhiều bất lợi cho người tiêu dùng trong trường hợp cần bảo hành, khiếu nại, giải quyết tranh chấp

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) mới đây đã tiếp nhận trường hợp người tiêu dùng A mua tủ lạnh tại siêu thị điện máy X. Nhân viên siêu thị chỉ cung cấp cho người tiêu dùng hướng dẫn sử dụng sau khi mua hàng.

Sau khi dùng được 2 tháng (trong thời hạn bảo hành), tủ lạnh bị hỏng. Khi liên lạc với siêu thị điện máy, người tiêu dùng bị từ chối bảo hành với lý do sản phẩm của người tiêu dùng A không liên quan đến siêu thị. Người tiêu dùng A về tìm lại hóa đơn và phiếu bảo hành thì mới phát hiện ra lúc mua hàng, nhân viên không hề cung cấp các tài liệu trên cho người tiêu dùng.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận định, “không có hóa đơn đồng nghĩa với người tiêu dùng không có bằng chứng giao dịch. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, khiếu nại, người tiêu dùng có thể bị từ chối. Điều này cũng gây ra khó khăn cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, đặc biệt là trong các vụ việc về bảo hành đồ điện tử, các vấn đề về thực phẩm,…;

Hành vi không cung cấp hóa đơn của người bán góp phần làm giảm tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; không những vậy hành vi này của người bán làm Nhà nước thất thu thuế”.

Vụ việc thứ hai mà Cục này nhận được phản ánh là người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị. Khi thanh toán, nhân viên siêu thị có cung cấp biên lai hàng và hướng dẫn người tiêu dùng liên hệ Phòng tài chính để lấy hóa đơn.

Tuy nhiên, do cảm thấy không cần thiết nên người tiêu dùng đã xé bỏ biên lai và không lấy hóa đơn. Trong quá trình sử dụng sản phẩm mua tại siêu thị, người tiêu dùng bị đau bụng do ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Người tiêu dùng quay lại siêu thị để khiếu nại thì được đề nghị cung cấp biên lai hoặc hóa đơn mua hàng để nhân viên siêu thị có cơ sở kiểm tra. Người tiêu dùng không cung cấp được do đã xé bỏ biên lai và không lấy hóa đơn.

Hay như trường hợp người tiêu dùng C phản ánh và xin tư vấn về việc đi ăn tối tại nhà hàng Z. Khi thanh toán, nhà hàng chỉ xuất biên lai cho người tiêu dùng (trong đó đã có 10% thuế VAT). Người tiêu dùng hỏi nhà hàng về việc nếu không lấy hóa đơn đỏ thì có được trừ 10% thuế VAT không. Nhà hàng cho biết trong mọi trường hợp, người tiêu dùng luôn phải thanh toán cả tiền thuế, kể cả không lấy hóa đơn.

"Như vậy, nếu như người tiêu dùng không lấy hóa đơn, nhà hàng hoàn toàn có thể không xuất hóa đơn. Phần tiền thuế 10%, do đó, sẽ không được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định", cục CT&BVNTD cho biết.

Cục CT&BVNTD khuyến cáo, trước thực trạng cả người bán và người mua đều bỏ qua hóa đơn, một yêu cầu bức thiết được đặt ra là phải chấm dứt tình trạng này. Thực tế cho thấy, muốn thay đổi phải xuất phát từ chính người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thói quen không lấy hóa đơn vì nhiều lý do như: chỉ lấy hóa đơn khi mua vật dụng cho cơ quan, không lấy hóa đơn khi mua cho bản thân, gia đình; bất tiện khi lấy hóa đơn (khi đi ăn, đi đổ xăng, mua thực phẩm,…); phải nộp thêm 10% thuế VAT;… Tuy nhiên, người tiêu dùng cần biết rằng hóa đơn là quyền lợi để được hưởng những chính sách sau bán hàng, và là bằng chứng đầu tiên trong giải quyết khiếu nại. Để bảo đảm quyền và  lợi ích hợp pháp của chính mình.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.