Mua lại đồng xu cổ, chuyên gia sững người phát hiện sự thật sốc

Mua lại đồng xu cổ, chuyên gia sững người phát hiện sự thật sốc

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 6, 22/04/2022 09:20

Sau khi xem qua bộ sưu tập của ông nội, người đàn ông đã phát hiện ra một đồng xu cổ in hình Charles Đại đế vô cùng quý hiếm.

Một người đàn ông ở Pháp muốn xây nhà nhưng thiếu tiền. Nhớ đến chuyện được thừa kế một bộ sưu tập tiền xu cổ từ ông nội (một nông dân ở vùng Paris), người này đã lấy số tiền xu ra và phát hiện trong đó có một đồng xu cổ quý hiếm in hình Charles Đại đế.

Người đàn ông sau đó đem đồng xu rao bán trên eBay. Một bảo tàng ở Đức đã mua lại đồng xu cổ đặc biệt này.

Đời sống - Mua lại đồng xu cổ, chuyên gia sững người phát hiện sự thật sốc

Đồng xu hơn 1.200 năm tuổi có khắc hình hoàng đế cổ đại Charlemagne hiếm hoi.

Theo các chuyên gia, đồng xu trên là một trong số ít cổ vật khắc họa chân dung Charles Đại đế. Đồng xu được làm từ bạc khắc họa hình ảnh Charles Đại đế với gương mặt tròn, bộ ria mép và chiếc cổ ngắn.

Charles Đại đế, còn được biết đến với tên gọi Charlemagne, cai trị từ năm 768 - 814. Ông là vua của người Frank và trở thành người cai trị đầu tiên thống nhất Tây và Trung Âu sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã phương Tây vào thế kỷ 5 sau Công nguyên.

Ông làm được những điều trên nhờ quyền lực chính trị, sức mạnh quân sự và mối quan hệ mật thiết với Vatican. Charlemagne lên ngôi hoàng đế của La Mã vào ngày Giáng sinh năm 800 sau Công nguyên.

Đời sống - Mua lại đồng xu cổ, chuyên gia sững người phát hiện sự thật sốc (Hình 2).

Mặt còn lại của đồng xu quý hiếm.

Trong thời gian trị vì, ông đã cho đúc khoảng 50 đồng tiền denarii. Một mặt của đồng tiền khắc chân dung bản thân. Mặt còn lại có hình một tòa nhà, có cây thánh giá Cơ đốc giáo và giống như sự pha trộn giữa một ngôi đền La Mã và một nhà thờ.

Theo các chuyên gia, đồng xu trên nặng 1,5 gram, đường kính 1,9 cm, được đúc ở Aachen, thành phố có ý nghĩa quan trọng đối với hoàng đế Charlemagne bởi đây có thể là nơi ông sinh ra và sau đó qua đời.

Chỉ có khoảng 50 đồng tiền denarii mang chân dung Charlemagne được tạo ra. Hầu hết denarii chỉ có tên của vị vua mà không có chân dung.

Một chuyên gia nhận định, "những đồng xu này được thiết kế đặc biệt để kỷ niệm dịp đăng quang của hoàng đế, do đó chúng không thực sự dùng làm tiền như những đồng denarii khác của Charlemagne tồn tại với số lượng lớn hơn đáng kể mà không có chân dung và tước hiệu hoàng gia”.

Ngoài ra, việc Charlemagne đưa chân dung lên đồng xu có thể liên quan đến tham vọng của ông. Đồng tiền xu là sự phản ánh phần nào những gì các hoàng đế La Mã đã làm trong thời đại của họ.

Đến nay, các chuyên gia chưa thể xác định thời điểm đồng xu này được đúc. Một giả thuyết cho rằng nó được đúc vào năm 812 khi Charlemagne chính thức sử dụng danh hiệu "Hoàng đế thống trị Đế chế La Mã". Danh hiệu này được in trên đồng xu.

Đồng tiền này cũng có thể được đúc vào năm 813, khi con trai của Charlemagne, Louis the Pious, được chỉ định làm đồng hoàng đế và cũng có loại tiền đúc tương tự.

“Charlemagne bị ốm trong 3 đến 4 năm cuối đời, tức là khoảng năm 810-814 và đặc biệt lo lắng về tương lai của đế chế. Ông ấy chỉ còn lại một người con trai, người mà ông đã chỉ định làm đồng hoàng đế vào năm 813. Một giả thuyết cho rằng bức chân dung đúc tiền được tạo ra vào năm cuối đời của ông. Đó là vào thời điểm mà ông có thể đang phấn đấu cho một sự kế vị có trật tự", Marjanko Pilekić, nhà nghiên cứu tiền xu ở Đức, nói.

Thật khó để nói đồng xu này trị giá bao nhiêu vào thời điểm đó. “Số lượng bạc khá thấp, nhưng nếu bạn có 12 đến 20 denarii, bạn có thể mua được một con bò”, Frank Pohle, Giám đốc của Route Charlemagne, một nhóm bảo tàng thành phố ở Aachen, Đức, cho biết thêm.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.