Mùa lạnh bị đau khớp: Nguyên nhân và 5 cách phòng tránh hữu hiệu

Mùa lạnh bị đau khớp: Nguyên nhân và 5 cách phòng tránh hữu hiệu

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 5, 01/11/2018 10:58

Thời tiết trở lạnh từ mùa thu sang đông là điều kiện thuận lợi để những cơn đau xương khớp tấn công bạn. Vậy làm sao để ngăn chặn cơn đau? 5 giải pháp sau đây sẽ là “cứu cánh” cho bạn để không phải lo lắng về vấn đề này.

Tại sao mùa lạnh dễ bị đau nhức xương khớp?

Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt lúc trời trở lạnh thì xương khớp lại “biểu tình”. Đây là thực tế mà rất nhiều người mắc bệnh xương khớp đang phải chịu đựng hiện nay. Theo một nghiên cứu tại Mỹ trên những người bị viêm khớp mạn tính, 67.9% trường hợp cho biết sự thay đổi thời tiết (đặc biệt là khi chuyển lạnh đột ngột) khiến cơn đau nhức tăng lên. Vậy thời tiết trở lạnh có ảnh hưởng như thế nào tới bệnh xương khớp?

Truyền thông - Mùa lạnh bị đau khớp: Nguyên nhân và 5 cách phòng tránh hữu hiệu

Nhiều người bị đau nhức xương khớp vào mùa lạnh

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân là do sự thay đổi thời tiết sẽ kéo theo rất nhiều sự thay đổi khác của những yếu tố bên trong cơ thể chúng ta. Đó là độ nhớt của máu và dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ một số hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… Chính những thay đổi nội môi này là tiền đề khiến cho các cơn đau nhức xương khớp xuất hiện và tiến triển nặng nề hơn.

Nếu trời trở lạnh có kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa thì các gân cơ dễ bị co rút, dịch khớp đông quánh lại. Từ đó, các khớp trở nên khô cứng, có biểu hiện đau mỏi và khó cử động. Đồng thời, thời tiết lạnh cũng khiến cho các đầu mút dây thần kinh ở khớp trở nên nhạy cảm và người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau rõ ràng hơn. Ngoài ra, vào mùa lạnh, thói quen tập luyện cũng bị giảm đi, khiến các khớp không được vận động thường xuyên, máu lưu thông kém. Đây cũng là yếu tố thuận lợi khiến bệnh xương khớp tiến triển nặng thêm.

Tình trạng đau nhức khớp khi thời tiết lạnh thường xuất hiện ở khớp gối, cột sống lưng, cổ, vai… Cơn đau kéo dài, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống… Vậy làm sao có thể “ăn ngon, ngủ yên”, không còn đau nhức khớp khi trời trở lạnh?

5 giải pháp chặn đứng cơn đau khớp vào mùa lạnh

1. Giữ ấm cơ thể mọi lúc, mọi nơi

Khi trời trở lạnh, bạn cần luôn giữ ấm cơ thể. Hãy mặc đủ ấm, sử dụng khăn quàng cổ, găng tay, tất… Đặc biệt, cần giữ ấm cơ thể trước khi đi ngủ vào buổi tối do nhiệt độ thường thấp dần về đêm và gần sáng.

Tránh để chân, tay bị ẩm ướt! Sau khi đi mưa hoặc tiếp xúc nước lạnh thì cần nhanh chóng lau khô người và sưởi ấm cơ thể. Nếu khớp bị đau nhức, tê cứng thì bạn cần làm ấm bằng cách chườm nóng hoặc dùng máy sấy… Có thể ngâm vùng khớp bị đau trong nước ấm để giúp trao đổi nhiệt tại chỗ ở ngoài da và tăng cường tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể. Lưu ý, không xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp đang bị viêm sưng và đau nhức.

Giữ ấm cơ thể là biện pháp đơn giản nhất mà bất kỳ ai cũng cần ghi nhớ để phòng ngừa và ngăn chặn cơn đau khớp vào mùa lạnh.

2. Đừng quên vận động thường xuyên

Trời trở lạnh khiến chúng ta dễ “lười” hơn và ngại tập luyện. Đối với những người bị đau xương khớp thì họ lại càng sợ vận động khi trời rét. Điều này khiến các khớp dễ bị tê cứng và bệnh tiến triển xấu đi. Do đó, dù thời tiết lạnh thì bạn vẫn cần vận động! Tuy nhiên, bạn nên thực hiện một cách khoa học.

Người bệnh thường bị cứng khớp vào buổi sáng, đặc biệt là ở các khớp nhỏ như bàn tay, bàn chân… Bởi vậy, trước khi rời khỏi giường vào buổi sáng, người bệnh nên tập co duỗi các khớp ngón tay, chân để cải thiện tình trạng cứng khớp, tăng cường lưu thông máu.

Truyền thông - Mùa lạnh bị đau khớp: Nguyên nhân và 5 cách phòng tránh hữu hiệu (Hình 2).

Vận động thường xuyên giúp xương khớp linh hoạt

Người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì sức mạnh của cơ, gân, dây chằng và giúp xương khớp linh hoạt. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp như đi bộ, chạy, yoga…

Trong trường hợp khớp bị sưng đau, người bệnh cần hạn chế vận động và nên nằm nghỉ ngơi. Không nên dùng dầu hoặc rượu để xoa bóp vì có thể khiến khớp bị viêm nặng hơn. Thay vào đó, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

Để ngăn chặn cơn đau khớp “ghé thăm” vào mùa lạnh, người bệnh nên tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa axit béo omega-3 (cá hồi, cá ngừ…); vitamin A, C, E (đậu nành, cà rốt, bơ…). Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn như rượu, bia…

Hãy luôn uống đủ nước mỗi ngày! Khi cơ thể bị thiếu nước thì máu sẽ dễ bị cô đặc, giảm lưu thông máu đến nuôi dưỡng các khớp. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến khớp dễ bị đau nhức. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thức ăn, đồ uống có nhiệt độ ấm để giúp tăng nhiệt độ cơ thể, hạn chế cơn đau nhức khớp.

Áp dụng các bài thuốc từ lá lốt

Các bài thuốc từ lá lốt rất tốt cho những người bị đau xương khớp. Lá lốt có vị cay, tính nhiệt, giúp ôn trung, tán hàn, chữa đau nhức rất tốt. Bởi vậy, để phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau khớp vào mùa lạnh, người bệnh nên tăng cường sử dụng những món ăn, bài thuốc từ lá lốt.

Truyền thông - Mùa lạnh bị đau khớp: Nguyên nhân và 5 cách phòng tránh hữu hiệu (Hình 3).

Lá lốt thường được dùng trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp

Sau đây là một số bài thuốc đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện:

- Lấy 20g lá lốt, 2g thiên niên kiện, 16g cây gai tầm xoong rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ và sao qua. Cho tất cả vào ấm sắc cùng 500ml nước. Đun tới khi còn 200ml thì tắt bếp. Dùng để uống hàng ngày.

- Lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, cỏ xước 15g. Tất cả phơi khô, rửa sạch và sao vàng. Sau đó, đem sắc đặc để uống trong ngày.

- Lấy lá lốt, ngải cứu, cúc tần mỗi loại 20 - 30g rửa sạch, thái nhỏ và sao cùng rượu. Sau đó, đem chườm nóng vào chỗ khớp bị đau.

5. Sử dụng sản phẩm thảo dược hằng ngày để đẩy lùi cơn đau khớp

Để tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp và ngăn chặn cơn đau tái phát, một cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay là sử dụng sản phẩm thảo dược hằng ngày. Đây cũng là giải pháp được các chuyên gia xương khớp đánh giá cao hiện nay.

Ở nước ta, trong xu hướng này, sản phẩm đang được người bệnh tin dùng hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các loại thảo dược quý như Đỗ trọng, Ba kích, Hy thiêm… Sản phẩm này được phát triển từ bài thuốc y học cổ truyền, có tác dụng bổ can thận, giúp xương khớp chắc khỏe; giảm các triệu chứng viêm sưng, đau nhức khớp; cải thiện vận động cho người bệnh. Sản phẩm rất hiệu quả trong hỗ trợ giảm triệu chứng của các bệnh lý xương khớp thường gặp như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp… mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào đối với sức khỏe.

Truyền thông - Mùa lạnh bị đau khớp: Nguyên nhân và 5 cách phòng tránh hữu hiệu (Hình 4).

Sản phẩm thảo dược giúp giảm đau xương khớp hiệu quả

Để đạt kết quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng sản phẩm này theo liệu trình 2-3 tháng. Đối với trường hợp mắc bệnh xương khớp mạn tính thì nên dùng trong thời gian lâu hơn. Duy trì sử dụng sản phẩm này hằng ngày, người bệnh sẽ không phải lo lắng xương khớp “biểu tình” khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là lúc trời trở lạnh.  

Sẽ không còn những đêm mất ngủ vì đau nhức khớp hay gặp khó khăn khi vận động mỗi lúc trời trở lạnh nếu bạn áp dụng đầy đủ 5 bí kíp đơn giản trên. Và đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược hằng ngày để xương khớp luôn khỏe mạnh trong mọi điều kiện thời tiết bạn nhé.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của thoái hóa khớp – viêm khớp

Viên khớp Tâm Bình có thành phần: Đương quy, Đỗ trọng, Tục đoạn, Cẩu tích, Độc hoạt, Ba kích, Cao hy thiêm, Ngưu tất, Thương truật giúp bồi bổ can thận, hỗ trợ mạnh gân cốt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tăng lưu thông khí huyết. Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ bắp, làm chậm quá trình lão hóa khớp. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp, viêm khớp, tăng tiết hoạt dịch ổ khớp.

Đối tượng sử dụng: Người lớn bị viêm thoái hoá khớp: Cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp háng, khớp gối; viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn; thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, vôi hóa; đau vai gáy, đau nhức mỏi xương khớp, tê buồn chân tay.

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên, trước khi ăn 30 phút. Người có tiền sử dạ dày nên uống sau khi ăn. Mỗi đợt uống từ 2 – 3 tháng, bệnh mãn tính có thể uống lâu hơn. Sản phẩm được bào chế từ thảo dược nên an toàn cho người bệnh.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Số: 00920/2018/ATTP-XNQC

Để phòng ngừa, điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, bạn có thể tham khảo thông tin tại website: https://chuabenhkhop.vn

Trần Dần

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.