Mua nhà không công chứng, ai chịu trách nhiệm?

Thứ 6, 28/12/2012 00:06

Mới đây, Bộ Xây dựng đã đưa ra đề xuất sẽ có 7 loại hợp đồng giao dịch nhà ở không còn bắt buộc phải qua công chứng, chứng thực...Đề xuất này khi được đưa ra chưa hiểu nó sẽ làm đơn giản hóa thủ tục hành chính đến đâu. Nhưng thực tế nhiều người đã tỏ ra lo ngại đến những rủi ro có thể vấp phải.

Đề xuất này khi được đưa ra chưa hiểu nó sẽ làm đơn giản hóa thủ tục hành chính đến đâu. Nhưng thực tế nhiều người đã tỏ ra lo ngại đến những rủi ro có thể vấp phải.

Công chứng... bằng thừa!?

Theo đề xuất này, những loại giao dịch đó là: Hợp đồng mua bán nhà ở; hợp đồng đổi nhà ở; hợp đồng tặng, cho nhà ở; hợp đồng thế chấp nhà ở; hợp đồng thuê mua nhà ở; hợp đồng thuê nhà ở của tổ chức có chức năng kinh doanh BĐS; hợp đồng thuê nhà ở của cá nhân, hộ gia đình có thời hạn cho thuê dưới 6 tháng.

Nếu theo quy định hiện hành thì khi thực hiện những giao dịch trên, hai bên mua - bán phải cùng tới văn phòng công chứng để cùng nhau ký hợp đồng chuyển nhượng trước sự chứng kiến của công chứng viên, sau đó bên mua hoặc bán đem hồ sơ kèm theo hợp đồng có công chứng tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

Tuy nhiên, theo đề xuất mới của Bộ Xây dựng thì những giao dịch nêu trên không cần phải qua công chứng nữa mà hai bên mua - bán ký hợp đồng với nhau... có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Lý giải cho vấn đề này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, sửa đổi những điểm trên của Luật nhà ở và Luật kinh doanh Bất động sản để thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ... Đồng thời Bộ Xây dựng cũng đưa ra lập luận để bỏ công chứng là khi làm thủ tục sang tên, cơ quan cấp GCN sẽ phải kiểm tra điều kiện, tính pháp lý của nhà ở đó. Cùng một việc mà hai cơ quan cùng làm, như vậy vai trò của công chứng là thừa!?

Rủi ro ai gánh?

Tuy nhiên, trả lời về vấn đề này, bà Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ Tư pháp (Bộ Tư pháp) cho rằng: Đề xuất này của Bộ Xây dựng xuất phát từ việc kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Đề án 30, với mục đích người dân được giản tiện hơn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, cần phải nhìn vào thực chất của vấn đề.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người dân chậm được nhận giấy hồng, sổ đỏ trong thời gian qua không phải là vì thủ tục công chứng, mà xuất phát từ những vướng mắc trong khâu thụ lý, giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sang tên, trước bạ nhà đất, từ việc trong hồ sơ yêu cầu quá nhiều loại giấy tờ, tài liệu kèm theo.

Cũng theo bà Đỗ Hoàng Yến, đề xuất của Bộ Xây dựng liên quan đến nhiều văn bản và các chủ trương, chính sách của Nhà nước thuộc hệ thống pháp luật về dân sự, kinh tế, đất đai, xây dựng, công chứng, chứng thực, đăng ký đất đai, đăng ký giao dịch bảo đảm nên không thể nói một cách đơn giản là bỏ công chứng đối với các loại hợp đồng, giao dịch về bất động sản hoặc chỉ sửa các điều khoản của Luật Đất đai, Luật Nhà ở về vấn đề này mà sẽ còn hàng loạt các vấn đề, quy định, văn bản có liên quan cần phải giải quyết.

Chẳng hạn như, các quy định có liên quan về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản, giá trị pháp lý của việc đăng ký bất động sản, chủ trương chuyển giao các hợp đồng giao dịch từ UBND sang tổ chức hành nghề công chứng thực hiện...

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Trọng Quyết (Đoàn luật sư Hải Dương ) cho rằng, rất khó có khả thi bởi nó sẽ phải sửa đổi hàng loạt quy định liên quan.

Thậm chí, những rủi ro và tranh chấp có thể phát sinh khi không qua công chứng. Đấy là chưa kể, hiện nay các thủ tục giao dịch nhà ở, đất đai, gọi chung là bất động sản của chúng ta còn chưa thể kiểm soát hết, mà thực tế cho thấy là nhiều vụ án tranh chấp dân sự liên quan đến đất đai đang rất nhiều, nên cần có sự cân nhắc trước khi ban hành.

Huyền Quyết

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.