Mưa sao băng lớn nhất năm: Việt Nam khó quan sát vì thời tiết

Mưa sao băng lớn nhất năm: Việt Nam khó quan sát vì thời tiết

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 7, 11/08/2018 10:22

Vào rạng sáng các ngày 12, 13 và 14/8 là thời điểm tốt nhất để quan sát Perseids - một trong hai trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm (trong đó đẹp nhất là rạng sáng ngày 13).

Theo NASA, mưa sao băng Perseid năm nay có thể quan sát được ở cả các quốc gia Bắc lẫn Nam bán cầu. Tuy nhiên, các quốc gia nằm ở vĩ độ trung bình ở Bắc bán cầu sẽ có được góc nhìn tốt nhất.

Theo các tính toán của NASA, mưa sao băng đạt đỉnh vào lúc 20h Chủ nhật, 12/8 cho đến 8h Thứ hai, 13/8 theo giờ chuẩn GMT - tức 3h đến 15h Thứ hai, 13/8 theo giờ Việt Nam. Trong giai đoạn này, mật độ sao băng có thể lên tới 75 sao mỗi giờ.

Tất nhiên, bạn chỉ có thể ngắm mưa sao băng vào ban đêm. Nhưng đừng vội buồn nếu giờ "đỉnh" của Perseid đa phần rơi vào buổi sáng ở các quốc gia bạn đang sống, vì mưa sao băng Perseid thật ra kéo dài đến tận 10 ngày.

Một ngày trước thời điểm mưa sao băng đạt đỉnh, mật độ của sao đã khá dày. Bạn hoàn toàn có thể ngắm mưa sao băng lộng lẫy vào đêm Thứ bảy hay Chủ nhật, dù bạn đang ở đâu trên thế giới.

Dân sinh - Mưa sao băng lớn nhất năm: Việt Nam khó quan sát vì thời tiết

Có vẻ thời tiết tại Việt Nam không ủng hộ cho những người ưa thích ngắm mưa sao băng.

Theo chuyên gia thiên văn Bill Cooke đến từ NASA, việc ngắm mưa sao băng lần này sẽ dễ dàng hơn nhờ những đêm mật độ sao dày đặc, nhất là những đêm trời tối đen, không trăng. Chu kỳ của trăng rất thuận lợi cho Perseid năm nay và điều đó khiến Perseid trở thành mưa sao băng đẹp nhất trong năm 2018.

Theo các chuyên gia, để ngắm mưa sao băng, bạn chỉ cần bước ra ngoài bầu trời đêm ở một nơi trống trải, đủ để ngước nhìn lên trời.

Tuy nhiên, mắt người sẽ mất khoảng 20p để thích nghi với bầu trời đêm và quan sát rõ mưa sao băng. Bạn không nên dùng điện thoại di động hay các thiết bị phát sáng để giải trí trong lúc chờ ngắm sao băng vì như vậy, mắt bạn sẽ không bao giờ quen được. Hãy tắt mọi thiết bị, ngồi thư giãn, ngắm bầu trời, dần dần bạn sẽ tận hưởng được vẻ đẹp của Perseid.

Thế nhưng, có vẻ như thời tiết tại Việt Nam vào thời điểm đó không ủng hộ cho những người ưa thích ngắm bầu trời.

Cụ thể, theo thông tin từ trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tại khu vực Tây Bắc Bộ, từ ngày 9-12 trời nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi , từ 13-18 có mưa rào; Đông Bắc Bộ từ ngày 9-12 ngày nắng, chiều tối có mưa rào, từ 13-18 có mưa rào và rải rác có dông.

Trong khi đó, các tỉnh từ Thanh Hóa tới Thừa Thiên Huế từ 9-12 ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông, từ 13-18 phía bắc có mưa rào và dông rải rác; từ Đà Nẵng đến Bình Thuận từ ngày 11-18 ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.

Tại khu vực Tây Nguyên, từ ngày 9-15, chiều tối và đêm có mưa vừa, có nơi có mưa to; Nam Bộ từ 9-15 chiều tối và đêm có mưa. Tại Hà Nội, từ 9-12 chiều tối có mưa rào và dông, từ 13-18 có mưa rào và dải rác có dông…

Nếu thời tiết diễn ra như dự báo, rất có thể nhiều nơi tại Việt Nam sẽ không quan sát được mưa sao băng Perseids. Đây là điều khá đáng tiếc bởi thời điểm trận mưa sao băng này đạt cực điểm rơi vào những đêm không có ánh trăng cản trở. Hơn thế, vào 28/7, nhiều người yêu thiên văn đã bỏ lỡ hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ cũng bởi lý do thời tiết.

Mưa sao băng Perseid được tạo ra khi trái đất của chúng ta đi ngang vùng bụi và mảnh vụn trên đường đi của sao chổi Swift-Tuttle, vật thể có chiều rộng lên tới 26 km đã nhiều lần lướt qua gần trái đất. Lần cuối nó đi qua gần trái đất là năm 1992, lần tiếp theo đến tận năm 2126. Tuy nhiên, hằng năm, trái đất vẫn đi ngang vùng bụi mà sao chổi này vừa qua và con người lại có dịp ngắm mưa sao băng. Mưa sao băng Perseid thường kéo dài nhiều ngày từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 hằng năm.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.