Mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu, cần sớm thay đổi

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 29/05/2024 | 09:41
0
Theo ĐBQH Nguyễn Thị Thủy, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng thực tế cuộc sống, mức giảm trừ với người phụ thuộc 4,4 triệu/tháng là quá lạc hậu.

Sáng 29/5, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) nhấn mạnh về sự cần thiết trong việc sớm thay đổi mức giảm trừ gia cảnh.

Đại biểu Thuỷ cho biết, theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, đối với mỗi một người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Theo bà Thuỷ, cử tri cho rằng mức giảm trừ gia cảnh, nhất là mức giảm trừ với người phụ thuộc (4,4 triệu đồng/tháng) là quá lạc hậu và cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm, mà không nên chờ đến 2 năm (2026) mới được thông qua như đề xuất.

Đại biểu đoạn Bắc Kạn nếu 4 lý do cho đề xuất này. Thứ nhất, mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc (4,4 triệu đồng/tháng) thực sự không còn phù hợp với tình hình hiện nay, nhất là ở những thành phố lớn đang gây thiệt thòi cho những người nộp thuế.

Bên cạnh đó, mức giảm trừ 4,4 triệu đồng/tháng cũng đã được duy trì từ năm 2020, trong khi 5 năm vừa qua, giá rất nhiều mặt hàng hàng hoá dịch vụ thiết yếu đều tăng. Thậm chí có những hàng hoá dịch vụ thiết yếu có giá tăng nhanh hơn cả tăng thu nhập.

Kinh tế vĩ mô - Mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu, cần sớm thay đổi

 Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, đoàn Bắc Kạn (Ảnh: Media Quốc hội).

Đại biểu Thuỷ, dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, giá hàng hoá so với năm 2020, giá dịch vụ giáo dục tăng 17%, giá lương thực tăng 27%, đặc biệt giá xăng tăng hơn 100%…

“Nhiều cử tri chia sẻ nêu như, gia đình có con nhỏ phải thuê người trông, riêng tiền lương trả cho người trông trẻ cũng đã không dưới 5 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản chi phí cho trẻ. Nếu như gia đình có con cái đi học, chi phí học hành chiếm phần lớn cơ cấu chi tiêu của các gia đình. Nếu gia đình có cha mẹ già là người phụ thuộc, không chỉ là tiền ăn uống sinh hoạt, mà còn là các chi phí y tế, thuốc men”, đại biểu Thuỷ cho biết.

Do vậy mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay chưa thực sự phản ánh đúng mức chi tiêu căn bản của gia đình, cá nhân cũng như phản ánh cuộc sống thực tế hiện nay. Vì vậy nếu phải chờ 2 năm nữa mới được thông qua (khi Luật Thuế thu nhập cá nhân được thông qua) sẽ có rất nhiều người dân phải thắt lưng buộc bụng song vẫn phải thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Thứ 2 là sự bất hợp lý trong việc tính theo giỏ hàng hoá CPI. Theo quy định Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi chỉ số CPI biến động trên 20% thì Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều trình mức giảm trừ gia cảnh. Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 3 vừa qua, đại diện Bộ Tài chính cho biết chưa đề xuất mức giảm trừ gia cảnh bởi biến động CPI chưa đến 20%.

Song nhiều chuyên gia và các cử tri cho rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành lấy tiêu chí biến động CPI trên 20%, tức là dự trên giỏ hàng hoá gồm 750 mặt hàng là bất hợp lý. Trong khi đó các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của người dân chỉ khoảng trên 20 mặt hàng. Nếu phải chờ tính mức trung bình mức giá của 750 mặt hàng sẽ phải rất lâu mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh, thậm chí 6-7 năm.

“Khoảng thời gian 6,7 năm là quá dài, nó không phản ánh đúng kịp thời những biến động trong chi tiêu của người dân và các hộ gia đình, do vậy sẽ gây thiệt thòi cho người dân”, đại biểu đoàn Bắc Kạn cho biết.

Kinh tế vĩ mô - Mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu, cần sớm thay đổi (Hình 2).

ĐBQH cho rằng, mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu/tháng là quá lạc hậu. 

Thứ 3, theo bà Thuỷ quy định mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phù hợp điều kiện của một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp như ở nước ta. Bởi vì là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, nên phần lớn thu nhập của người dân sẽ dành cho hàng hoá dịch vụ thiết yếu. Ví dụ thu nhập 10 triệu đồng/tháng, chi cho hàng hoá dịch vụ thiết yếu phải mất đến 70%.

“Theo khảo sát các chuyên gia của Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, đối với những quốc gia có thu nhập cao, ví dụ khoảng 100 triệu đồng/tháng thì chi cho dịch vụ hàng hoá thiết yếu cũng chỉ chiếm 30-40%. Do đó mức giảm trừ gia cảnh hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến chi cho nhu cầu thiết yếu của người dân”, bà Thuỷ nói.

Cuối cùng, nếu lương tăng song thuế thu nhập và mức giảm trừ gia cảnh không được điều chỉnh sẽ dẫn đến bất cập.

Theo kế hoạch từ ngày 1/7 tới đây sẽ thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến mức lương bình quân của cán bộ công chức, viên chức sẽ tăng khá nhiều. Tuy nhiên, khi lương tăng mà mức thuế thu nhập cá nhân và giảm trừ gia cảnh chưa được điều chỉnh kịp thời sẽ gây âu lo cho người lao động, bởi lương tăng đồng nghĩa với việc thu nhập tính thuế sẽ tăng. Chính vì vậy nếu không điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương

“Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi kiến nghị Chính phủ sớm trình Luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 năm nay, và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025”, bà Thuỷ đề xuất.

ĐBQH “hiến kế” để hạn chế việc người lao động rút BHXH một lần

Thứ 2, 27/05/2024 | 15:43
Đại biểu Quốc hội đề xuất cho người lao động vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp, mức vay bằng số tiền người lao động được hưởng nếu rút BHXH một lần.

Cải cách tiền lương từ 1/7: Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội sẽ ra sao?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề liên quan trực tiếp tới cải cách tiền lương được thực hiện từ ngày 1/7/2024.
Cùng tác giả

Chủ tịch Samsung hé lộ kế hoạch đưa Việt Nam thành cứ điểm toàn cầu

Thứ 3, 02/07/2024 | 15:21
Theo ông Lee Jae Yong, Samsung có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ trong 3 năm tới để nhà máy tại Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất lớn nhất của tập đoàn trên toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc

Thứ 3, 02/07/2024 | 14:42
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.

Thủ tướng: Nâng tầm hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc

Thứ 2, 01/07/2024 | 15:23
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu phát triển quan hệ hợp tác lao động lành mạnh, và tạo thuận lợi nhất để lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được cống hiến.

Chủ tịch tập đoàn Hàn Quốc “đặt tương lai 100 năm tới ở Việt Nam”

Thứ 2, 01/07/2024 | 15:00
Chủ tịch Cho Hyun-joon cho biết, Hyosung "đặt tương lai 100 năm tới ở Việt Nam", trong đó Trung tâm Dữ liệu tại Tp.HCM sẽ sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất.

Thủ tướng toạ đàm với lãnh đạo gần 20 tập đoàn lớn hàng đầu Hàn Quốc

Thứ 2, 01/07/2024 | 10:25
Nhấn mạnh thông điệp 3 cùng, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để đóng góp cho sự phát triển của 2 nước.
Cùng chuyên mục

Thương mại 2 chiều Việt Nam–Trung Quốc gần cán mốc 100 tỷ USD

Thứ 3, 02/07/2024 | 14:15
Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Bình Phước: Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng 7,76%

Thứ 3, 02/07/2024 | 14:00
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm của tỉnh Bình Phước tăng 7,76% so với cùng kỳ năm 2023, đứng thứ hai vùng Đông Nam bộ và đứng thứ 18 cả nước.

Đề xuất nhiều quy định mới về đăng ký doanh nghiệp

Thứ 3, 02/07/2024 | 10:41
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thay thế Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

Bàn giao mặt bằng liên quan Làng Đại học Đà Nẵng

Thứ 2, 01/07/2024 | 22:01
Việc bàn giao mặt bằng này, có ý nghĩa quan trọng đối với các giai đoạn tiếp của dự án Làng Đại học Đà Nẵng đã kéo dài 27 năm.

Tp.HCM: Tập trung gỡ vướng dự án lớn, thúc đẩy kinh tế với đầu tư công

Thứ 2, 01/07/2024 | 21:52
Rà soát các dự án đầu tư để kịp thời gỡ vướng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ được Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi đề ra tại phiên họp kinh tế xã hội.
     
Nổi bật trong ngày

Đề xuất nhiều quy định mới về đăng ký doanh nghiệp

Thứ 3, 02/07/2024 | 10:41
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thay thế Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

Tp.HCM: Tập trung gỡ vướng dự án lớn, thúc đẩy kinh tế với đầu tư công

Thứ 2, 01/07/2024 | 21:52
Rà soát các dự án đầu tư để kịp thời gỡ vướng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ được Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi đề ra tại phiên họp kinh tế xã hội.

Bàn giao mặt bằng liên quan Làng Đại học Đà Nẵng

Thứ 2, 01/07/2024 | 22:01
Việc bàn giao mặt bằng này, có ý nghĩa quan trọng đối với các giai đoạn tiếp của dự án Làng Đại học Đà Nẵng đã kéo dài 27 năm.

Giá vàng 2/7: Vàng nhẫn đi lên, vàng miếng SJC vẫn "bất động"

Thứ 3, 02/07/2024 | 09:46
Giá vàng nhẫn bật tăng phiên sáng 2/7, vượt 76 triệu đồng/lượng (chiều bán ra) còn thương hiệu SJC vẫn giữ ở ngưỡng 76,98 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 1/7: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 2, 01/07/2024 | 09:29
Giá vàng trong nước ổn định phiên sáng nay, trong đó vàng SJC giữ nguyên ở ngưỡng 76,98 triệu đồng/lượng còn giá vàng nhẫn xoay quanh 75,9 triệu đồng/lượng.