Muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu, phải làm thế nào?

Muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu, phải làm thế nào?

Thứ 2, 14/10/2024 07:00

Liên quan đến việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, nhiều người thắc mắc muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu phải làm thế nào?

Cơ sở khám chữa bệnh ban đầu bảo hiểm y tế (BHYT) là cơ sở khám chữa bệnh đầu tiên theo đăng ký của người tham gia BHYT và được ghi trong thẻ BHYT.

Việc quy định có nơi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu cho người tham gia BHYT nhằm quản lý người bệnh BHYT tốt hơn. Người có thẻ được KCB một cách thuận tiện tại cơ sở y tế gần nơi cư trú hoặc công tác.

Về việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu, theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 26 Luật BHYT: Trường hợp người tham gia BHYT phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào mỗi quý.

Muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu, phải làm thế nào?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Vào đầu mỗi quý, người lao động có thể thay đổi địa điểm khám chữa bệnh ban đầu từ bệnh viện trung ương sang các bệnh viện tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng phục vụ của cơ sở y tế.

Vào tháng đầu mỗi người lao động có thể nộp hồ sơ thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ bằng một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH;

- Thông qua dịch vụ bưu chính;

- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam.

Hướng dẫn cách thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu online

Bước 1: Truy cập địa chỉ dichvucong.gov.vn.

Bước 2: Tra cứu thủ tục hành chính, dịch vụ công:

Hiện nay có 3 cách để tiếp cận thủ tục hành chính, dịch vụ công, đó là:

- Tìm kiếm theo từ khóa ở trang chủ, trang công dân, trang doanh nghiệp;

- Chọn thủ tục hành chính từ sự kiện của công dân, doanh nghiệp;

- Chọn từ danh sách dịch vụ công trực tuyến.

Bước 3: Chọn cơ quan thực hiện

Căn cứ vào "Cơ quan thực hiện" trong thông tin thủ tục hành chính, bạn chọn cơ quan thực hiện tương ứng của thủ tục cần thực hiện; ví dụ trong trường hợp này là cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Bước 4: Đăng ký, đăng nhập tài khoản công dân, doanh nghiệp

Có thể đăng ký tài khoản bằng: Sim ký số; USB ký số; Thuê bao di động (Dành cho Công dân); Mã số BHXH (Dành cho Công dân).

Sau khi đăng ký tài khoản, bạn đăng nhập bằng 1 trong các cách sau: Sim ký số; USB ký số; CMT/CCCD.

Bước 5: Nộp hồ sơ, tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ

Sau khi đăng nhập thành công, Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ điều hướng về Cổng của Bộ/Ngành/Địa phương nơi mà bạn đăng ký thực hiện thủ tục để nộp hồ sơ. Bạn tra cứu tình trạng hồ sơ theo mã số hồ sơ được cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; để theo dõi chi tiết tiến trình xử lý, quản lý dữ liệu đầu vào, đầu ra của hồ sơ thì bạn thực hiện đăng nhập để xem chi tiết.

Luật Bảo hiểm y tế quy định tất cả người dân đều có quyền tham gia bảo hiểm y tế và có phạm vi hưởng bảo hiểm y tế như nhau. Người tham gia bảo hiểm y tế được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán số tiền khám, chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán đầy đủ các chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, không bị giới hạn về tuổi tác, số ngày điều trị và tổng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Chính sách bảo hiểm y tế có ý nghĩa thiết thực, góp phần quan trọng trong công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tham gia bảo hiểm y tế không chỉ là quyền lợi của mỗi người dân mà còn là thể hiện trách nhiệm tuân thủ pháp luật và tinh thần tương thân tương ái để chia sẻ với những người không may gặp rủi ro về sức khỏe.

Hiện nay, Quỹ Bảo hiểm y tế thực hiện chi trả chi phí điều trị cho tất cả các bệnh hiểm nghèo như nhóm bệnh về: tim mạch, ung thư, bệnh hiếm… Đây là các nhóm bệnh sẽ phải điều trị dài ngày hoặc suốt đời, có chi phí điều trị lớn.

Trong thực tế, đã có rất nhiều trường hợp người dân tham gia bảo hiểm y tế đi khám, chữa bệnh được sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả lên tới hàng tỷ đồng. Nhờ đó, người bệnh vượt qua khó khăn về kinh tế để yên tâm tiếp tục điều trị bệnh.

Minh Hoa (t/h theo Lao Động, Nhân Dân)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.