Mỹ âm mưu phá hoại hình ảnh Nga-Thổ bằng vụ bắn hạ Su-25?

Mỹ âm mưu phá hoại hình ảnh Nga-Thổ bằng vụ bắn hạ Su-25?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 4, 07/02/2018 19:18

Vụ máy bay Nga và xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ cùng lúc bị phá hủy trong vài ngày gần đây đã rộ lên những đồn đoán rằng, Mỹ là nước thao túng từ phía sau.

Tiêu điểm - Mỹ âm mưu phá hoại hình ảnh Nga-Thổ bằng vụ bắn hạ Su-25?

Hệ thống MANPADS dùng bắn hạ máy Su-25 của Nga có phải đến từ lô vũ khí hỗ trợ quân đối lập của Mỹ?

Vụ việc máy bay cường kích Su-25 bị bắn rơi bởi tên lửa phòng không di động (MANPADS) ở Idlib, Syria do nhóm phiến quân Jabhat Fatah al-Sham thực hiện đã trở thành sự kiện gây xôn xao trong những ngày qua.

Theo các chuyên gia, sự kiện bước ngoặt này có thể làm sứt mẻ quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ và ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Syria.

Làm thế nào những kẻ khủng bố có được hệ thống MANPADS?

Chuyên gia Rafet Aslantas từ viện Nghiên cứu Chiến lược Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) tin rằng, hệ thống MANPADS nói trên có thể là vũ khí nằm trong chương trình hỗ trợ khí tài của Mỹ cho lực lượng Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG).

Bằng cách nào đó, nhóm chiến binh Jabhat Fatah al-Sham đã có được thiết bị công nghệ cao này.

Vì nhiều chiến binh khủng bố thường không trung thành với một nhóm nhất định mà thay đổi liên tục nơi đầu quân, chuyên gia Aslantas nói, hệ thống MANPADS có thể được luân chuyển sang nhóm phiến quân mới và cuối cùng rơi vào tay nhóm Jabhat Fatah al-Sham.

Oytun Orhan, chuyên gia về Trung Đông tại trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Trung Đông (ORSAM) cũng đồng tình về khả năng loại vũ khí này có nguồn gốc từ Mỹ và bị tuồn ra ngoài, như một lời giải thích hợp lý nhất.

Jabhat Fatah al-Sham – nhóm khủng bố nhận trách nhiệm bắn hạ Su-25 từng được biết đến với tên gọi là Mặt trận al-Nusra. Nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng, lực lượng này là một trong những nhóm được nhận vũ khí và được đào tạo theo các chương trình hỗ trợ của Mỹ.

Giới quan sát cũng lưu ý đến sự liên quan giữa vụ bắn hạ máy bay Su-25 và vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào căn cứ Nga tại Hmeymin thời gian gần đây.

Từ điều này, nhiều nhà quan sát đánh giá sẽ còn có thêm các vụ tấn công tương tự nhằm vào lực lượng Nga tại Syria.

Ngoài ra có quan điểm cho rằng, vụ tấn công mới nhất có thể là thông điệp cảnh báo của Mỹ đối với chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chĩa vào người Kurd ở Afrin.

Ankara đang mở chiến dịch quân sự đánh người Kurd vốn là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Trong khi đó, Nga được cho là “bật đèn xanh” cho hành động của chính quyền Tổng thống Erdogan.

Phá hoại tình cảm Nga-Thổ?

Tiêu điểm - Mỹ âm mưu phá hoại hình ảnh Nga-Thổ bằng vụ bắn hạ Su-25? (Hình 2).

Một xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ vừa bị phá hủy bất ngờ cùng lúc vụ Su-25 Nga bị bắn hạ.

Theo Sputnik, nhóm các nước bảo lãnh cho việc thành lập khu vực giảm leo thang ở Idlib đã liên tục phải đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng trong một tuần vừa qua.

Trước đó, một chiếc xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phá hủy tan tành bằng tên lửa của người Kurd ngay sau khi vụ Su-25 của Nga bị bắn hạ bởi phiến quân khủng bố.

Thổ Nhĩ Kỳ cảm nhận cuộc tấn công nhắm vào xe tăng nước này và máy bay của Nga là nỗ lực phá hoại tiến trình hòa đàm Astana và các thỏa hiệp về vùng giảm leo thang, bên cạnh việc làm tổn hại quan hệ Moscow-Ankara vốn đang dần nồng ấm trở lại.

Động thái phá hoại trên được cho là nỗ lực làm tổn hại đến hình ảnh của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, trong lúc hai quốc gia này cùng với Iran đang đóng vai trò chủ đạo trong việc định hình toàn bộ giai đoạn hậu chiến ở quốc gia Trung Đông.

“Bộ ba” Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ cho tiến trình hòa bình Astana sẽ cần làm việc cùng nhau một cách kỹ càng hơn trước khi tình hình trở nên tồi tệ và trước khi uy tín của bản thân sụt giảm. Điều này có thể khiến cho các cuộc đàm phán bị ngừng trệ.

Chuyên gia Rafet Aslantas tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình và kẻ đứng sau đạo diễn các vụ việc trên sẽ sớm lộ mặt.

Những nỗ lực làm méo mó quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga, như vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, Andrei Gennadyevich Karlov hồi năm 2016 và cuộc tấn công vào Hmeymin được cho là đã phản tác dụng khi hợp tác giữa hai quốc gia ngày càng được tăng cường.

“Nếu hai bên đều chung quan điểm rằng Mỹ là kẻ chủ mưu đằng sau các cuộc tấn công trên, hợp tác giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển và thúc đẩy hơn nữa trong việc xây dựng các điểm quan sát ở Syria”, chuyên gia Oytun Orhan nói thêm.

Tiến trình Astana là một trong những cấu trúc dàn xếp hòa bình ở Syria được khởi động vào tháng 1/2017 với nội dung tập trung vào xây dựng khu vực giảm leo thang, giải quyết các vấn đề quân sự.

Một trong những thành tựu chính của các cuộc đàm phán là thành lập nên các khu giảm leo thang ở Idlib và một số vùng khác ở Syria.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.