Một chiến dịch tấn công quân sự vào Syria của Mỹ và đồng minh nhắm đáp trả hành động sử dụng vũ khí hóa học của Damascus vẫn chưa thể diễn ra. Giờ khai hỏa vẫn tiếp lục được trì hoãn với nhiều lý do khác nhau.
Chiến tranh tại Iraq đã khiến Mỹ tổn thất nhiều về cả ngân sách và con người.
Tổng thống Obama muốn chờ một phán quyết của Quốc hội trước khi tiến hành can thiệp quân sự còn Quốc hội Mỹ lại khá chia rẽ và mâu thuẫn xung quanh vấn đề can thiệp quân sự vào Syria. Phải chăng nước Mỹ anh hùng đã trở nên yếu đuối? Họ không còn đủ sức để tiến hành một chiến dịch quân sự quy mô lớn như điều họ vẫn thường làm trong vòng một thập niên trở lại đây.
Anh, một nước đồng minh luôn sát cánh cùng Washington trong các chiến dịch quân sự hơn 10 năm qua đã tuyên bố đứng ngoài cuộc chơi đối với chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria, họ cũng đã trở nên yếu đuối hay sao?
Cho dù lý do trì hoãn cuộc tấn công quân sự vào Syria được lý giải như thế nào đi nữa thì cũng cho thấy một thực tế rằng, bóng ma chiến tranh Iraq cách đây 10 năm đang trực tiếp ám ảnh chính phủ Mỹ và các đồng minh.
Các đây đúng 10 năm Mỹ và các đồng minh trong khối NATO đã phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhất kể từ sau chiến tranh Việt Nam lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Saddam Hunsein. Lý do của cuộc tấn công này là một bản báo cáo sơ sài của CIA và Lầu Năm Góc rằng Iraq đã sở hữu vũ khí giết người hàng loạt và cần phải được ngăn chặn để tranh hiểm họa khôn lường về sau cho thế giới.
Tuy nhiên tiến vào Iraq địa điểm mà CIA quả quyết là nhà máy chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt lại là một nhà máy thực phẩm bị bỏ hoang. Khi người Mỹ nhận ra vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq chỉ là một trò bịp thì đã quá muộn, họ đã sa lầy vào một chiến dịch quân sự tốn kém và vô nghĩa.
Với thực lực của Mỹ và đồng minh thì việc đánh bại quân đội của ông Saddam Hunssein là điều quá đơn giản, tuy nhiên, việc ổn định tình hình đất nước thời hậu Saddam Hunssein lại là điều mà Mỹ và chính quyền mới vẫn chưa làm được cho đến nay.
Quân đội chính quy của Iraq đã bị đánh bại nhưng còn một lực lượng khác không kém phần nguy hiểm là các nhóm khủng bố, các nhóm Hồi giáo cực đoan, tàn quân của Taliban và các thế lực chống Mỹ khác vẫn liên tục thực hiện các vụ tấn công làm cho tình hình Iraq trở nên tồi tệ hơn.
Gần 10 năm sa lầy tại Iraq hơn 1.000 tỷ USD đã bị nướng vào cuộc chiến phi lý, hàng ngàn lính Mỹ chết và bị thương. Với chính phủ Mỹ họ phải gánh thêm khoản thâm hụt ngân sách quốc phòng khổng lồ cùng với sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, với người dân Iraq cuộc sống của họ thậm chí còn tồi tệ hơn trước khi người Mỹ tiến vào.
Trong suốt gần 10 năm phiêu lưu quân sự tại Iraq người được hưởng lợi nhất không ai khác chính là các tập đoàn quốc phòng của Mỹ. Tình hình tại Syria lần này có một điều gì đó gần giống với Iraq, cáo buộc chính phủ Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân đã khơi lại bóng ma chiến tranh Iraq 10 năm trước.
Với Mỹ và các nước đồng minh, cụm từ “vũ khí giết người hàng loạt” đã trở thành một cụm từ hết sức nhạy cảm. Mỗi lần nhắc đến nó, bóng ma chiến tranh Iraq lại tiếp tục lởn vỡn trước mắt họ như một lời cảnh báo.
Ai giám chắc rằng kịch bản Iraq thứ hai sẽ lặp lại tại Syria, cáo buộc quân đội chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học có chính xác hay tiếp tục là một trò bịp khác của CIA và Lầu Năm Góc. Việc Quốc hội Anh phủ quyết việc tham gia vào chiến dịch quân sự tại Syria cho thấy đồng minh thân cận nhất của Mỹ đã không còn tin tưởng vào những bản báo cáo về vũ khí giết người hàng loạt của Mỹ.
Ngay chính nội bộ nước Mỹ cũng trở nên chia rẽ đối với vấn đề Syria. Damascus ở một vị thế hoàn toàn khác so với Iraq hay Libya, một khi đã nhúng tay vào các hoạt động quân sự tại Syria ai giám chắc nước Mỹ sẽ không bị hút vào một cuộc phiêu lưu quân sự đầy tốn kém và vô nghĩa khác có thể khiến nước Mỹ sụp đổ.
Nếu chỉ phóng vài quả tên lửa vào Syria theo kiểu hù họa có thể biến thành trò cười cho các thế lực chống Mỹ. Tổng thống Obama người đã bước vào Nhà Trắng sau cam kết rút quân khỏi Iraq trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 đang đứng trước những sự lựa chọn khó khăn.
Về mặt quyền lực, Tổng thống Obama có quyền quyết định một chiến dịch quân sự chống lại Syria mà không cần thông qua Quốc hội Mỹ. Nhưng ông đã đẩy vấn đề Syria cho Quốc hội quyết định, một khi nhúng tay vào Syria cho dù kết quả thế nào thì cũng không phải là lỗi của riêng cá nhân ông.
Việc làm trái với thường lệ trước đây của các tổng thống Mỹ cho thấy sự ám ảnh với bóng ma chiến tranh Iraq lớn như thế nào đối với nước Mỹ.
Minh Tâm