Hoa Kỳ đang chuẩn bị chi nhiều tỉ đô cho việc hiện đại hóa hệ thống bom nguyên tử của nước này hiện đang đặt một phần ở Châu Âu. Đây là một phần của kế hoạch mở rộng và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân.
Một vài nhà làm luật My và các chuyên gia đã phản đối kế hoạch bởi nó sẽ tiêu tốn một khoảng tiền khổng lồ cùng với việc có thể làm hỏng mối quan hệ hiện tại với Nga.
Hiện tại Mỹ có 180 quả bom nguyên tử ký hiệu B-61 ở Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc bảo trì và nâng cấp hệ thống bom nguyên tử này cho toàn khu vực châu Âu theo ước tính sẽ tiêu tốn Mỹ khoảng 12 tỉ đô.
Hơn thế nữa, theo như lời các chuyên gia, việc làm mới hệ thống nguyên tử của Mỹ, bao gồm vũ khí, cơ sở hạ tầng, hệ thống vận chuyển và các hệ thống liên quan sẽ tiêu tốn đến 400 tỉ đô trong vòng một thập kỷ tới.
Nhìn vào bức tranh khổng lồ trước mặt đối lập hoàn toàn với việc Mỹ kêu gọi thế giới bãi bỏ hệ thống vũ khí nguyên tử. Mỹ đang tự tạo một vòng luẩn quẩn về giải trừ trang bị vũ khí hạt nhân với Nga, được biết với tên gọi START Mới.
Washington đang được cho là hiện đang sở hữu 2650 đầu đạn hạt nhân, chưa kể hiện 3000 đầu đạn khác đang chờ được giải trừ theo trích dẫn của Trung tâm kiểm soát vũ khí phi chính phủ.
Vào 28/10, Tổng thư ký Liên Bang John Kerry đã nhấn mạnh rằng vũ khí hạt nhân đóng một vai trò quan trọng phòng vệ của Hoa Kỳ. “Điều này bảo đảm rằng vũ khí hạt nhân quyết định sự bảo toàn an ninh cho quốc gia Mỹ, các đồng minh và cộng sự của chúng ta", ông nói.
Mỹ là quốc gia duy nhất từng sử dụng bom hạt nhân trong chiến tranh. Bom hạt nhân đã được thả ở Hiroshima và Nagasaki ở Nhật vào tháng 8/1945.
Thăng Long (theo PressTV)