Mỹ có thể cung cấp tên lửa Tomahawk cho Ukraine?

Thứ 5, 28/11/2024 18:10

Nghị quyết của Đại hội đồng Nghị viện NATO hôm 27/11 kêu gọi cung cấp tên lửa tầm trung cho Ukraine, bao gồm các tên lửa có tầm bắn từ 1.000 – 5.500km. Đây được coi là diễn biến đáng chú ý dù NATO chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

img

Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Ảnh: Hải quân Mỹ/Getty Images.

Theo báo Nga RT, khác với Nga, Mỹ và NATO hiện không có các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng sử dụng trong chiến đấu. Nếu NATO quyết định cung cấp tên lửa tầm trung cho Ukraine, lựa chọn khả dĩ nhất là tên lửa hành trình Tomahawk.

Tên lửa Tomahawk vốn được thiết kế để phóng từ tàu chiến. năm ngoái, Mỹ đã đưa hệ thống tên lửa tầm trung Typhon vào biên chế. Typhon thực chất là bệ phóng tên lửa trên mặt đất của tên lửa hành trình Tomahawk. Nhưng liệu trong những tháng còn lại của nhiệm kỳ, ông Biden có thể gửi hệ thống vũ khí mới của Mỹ tới Ukraine?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng kêu gọi Mỹ cung cấp tên lửa Tomahawk nhưng chính quyền Tổng thống Joe Biden cho đến nay vẫn chưa đồng ý.

Theo nhận định của báo Nga, ngay cả khi Mỹ có khả năng chỉ chuyển giao vài chục tên lửa Tomahawk cho Ukraine, hành động như vậy cũng sẽ dẫn đến leo thang đáng kể và có khả năng đẫn đến phản ứng mạnh hơn từ Nga. Ví dụ như Nga có thể đáp trả bằng cách tập kích các căn cứ quân sự của Mỹ và NATO.

Một số chuyên gia suy đoán, nếu gửi tên lửa Tomahawk đến Ukraine thì chính quyền ông Biden đang muốn "làm phức tạp vấn đề hết mức có thể" để các cuộc đàm phán hòa bình Nga – Ukraine trong tương lai trở nên khó khăn hơn.

Ngoài Tomahawk, Mỹ cũng có thể gửi tên lửa hành trình phóng từ máy bay JASSM-ER cho Ukraine. Tên lửa có tầm bắn khoảng 1.000km và có thể được phóng từ chiến đấu cơ F-16.

Cung cấp tên lửa JASSM-ER cho Ukraine đồng nghĩa Mỹ sẽ phải can dự sâu hơn nữa vì tính chất phức tạp của loại tên lửa này, theo báo Nga. Một số báo cáo không chính thức đề cập đến khả năng Mỹ từng dùng tên lửa JASSM-ER trong các cuộc không kích tại Syria hoặc Iraq. Tuy nhiên, thông tin này thường không được công khai.

Các nhà lãnh đạo NATO có lường trước rủi ro của những hành động như vậy không? NATO chắc chắn biết. Vậy tại sao lại thúc đẩy một nghị quyết như vậy?

Theo báo Nga, Hội đồng Nghị viện NATO, mặc dù có ảnh hưởng, nhưng lại là một trong những nhánh ít quyền lực nhất của liên minh. Tuy nhiên, nghị quyết của hội đồng thường tương đồng với định hướng chính sách do ban lãnh đạo NATO đặt ra, mà Mỹ là nước có ảnh hưởng nhất tới việc NATO đưa ra các quyết sách.

Đăng Nguyễn - RT

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.