Mỹ lo lắng vì không biết Snowden nắm bao nhiêu tài liệu mật

Mỹ lo lắng vì không biết Snowden nắm bao nhiêu tài liệu mật

Thứ 3, 25/06/2013 11:00

Một số quan chức của Mỹ cho hay, các cơ quan tình báo Mỹ đang lo lắng vì hiện chưa biết hết được số lượng tin tức nhạy cảm cao mà Edward Snowden đang nắm trong tay.

Các cơ quan này sợ rằng Snowden có thể đã lấy đi nhiều hơn tài liệu so với con số mà các quan chức ban đầu đưa ra, và sợ rằng với việc Snowden liên minh với nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange sẽ làm tăng khả năng thông tin được công bố mà không xem xét các tác động tới an ninh.

Các nhà điều tra giấu tên cho hay, họ tin rằng Snowden - từng làm việc tại Hawaii cho một nhà thầu NSA - đã phần nào che đậy thành công dấu vết của mình khi truy cập tới một loạt các thông tin về các hoạt động do NSA và Trụ sở Truyền thông Chính phủ (GCHQ) tại Anh đồng tổ chức.

Trong lần xuất hiện trên truyền hình cuối tuần qua, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein cho hay bà được các quan chức Mỹ tiết lộ rằng Snowden sở hữu khoảng 200 tài liệu mật.

Tuy nhiên, một nguồn tin phi chính phủ tương tự Snowden nói rằng bà Feinstein đã hoàn toàn nói giảm bớt đi khối lượng tài liệu mà Snowden lấy được. Nguồn tin này cũng cho hay Snowden đã rời khỏi Hongkong cùng với hàng ngàn bản sao các tài liệu của NSA.

Nằm trong số những người Reuters từng phỏng vấn, có hai nguồn tin an ninh quốc gia Mỹ khẳng định rằng các nhà điều tra tin Snowden đang nắm giữ một lượng lớn các tài liệu mật, nhưng từ chối đưa ra con số.

Cho tới nay, The Guardian và The Washington Post vẫn chưa công bố toàn bộ chi tiết về những tài liệu mà Snowden cung cấp cho hai tờ báo này.

Tiêu điểm - Mỹ lo lắng vì không biết Snowden nắm bao nhiêu tài liệu mậtMàn hình đăng tải thông tin về các cáo buộc của Mỹ chống lại Edward Snowden tại một trung tâm thương mại ở Hong Kong hôm 22/6

Trong quá khứ, Assange và Wikileaks đã chọn cách tiếp cận khác trong việc phát tán hàng vạn các báo cáo về những hoạt động của quân đội Mỹ tại Afghanistan và Iraq, cùng với khoảng 250.000 bức điện tín của Bộ Ngoại Giao Mỹ.

Mặc dù ban đầu WikiLeaks chia sẻ nguồn thư điện tín ngoại giao cho các phương tiện truyền thông, bao gồm cả hai tờ báo The Guardian và New York Times, nhưng các thông tin tiềm ẩn nhạy cảm đều đã được biên soạn lại trước khi được công bố. Cuối cùng, trang web đã tự công bố toàn bộ kho lưu trữ những tài liệu chưa qua chỉnh sửa.

Hành động này khi đó đã làm chao đảo chính quyền của tổng thống Obama. Các quan chức Mỹ cho biết những nguồn tin như thế rất nguy hiểm và hủy hoại mối quan hệ với các chính phủ nước ngoài.

Trong một cuộc nói chuyện điện thoại với các phóng viên hôm thứ Hai, Assange nói rằng các thông tin chi tiết trong nguồn tài liệu Snowden đang nắm giữ nên được công bố. Năm ngoái, Assange đã tị nạn trong Đại sứ quán Ecuador tại London nhằm tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển để thẩm vấn phục vụ điều tra cáo buộc tấn công tình dục.

Khi được Reuters hỏi liệu mình có đang tìm kiếm, hay đã có được quyền truy cập tới các tài liệu chưa được công bố do Snowden đang nắm giữ, Assange đã từ chối trả lời, nói rằng không muốn thảo luận về “nguồn” cung cấp thông tin cho WikiLeaks.

Nhưng Assange cho biết thêm: “Tất nhiên WikiLeaks có tham gia vào xuất bản những tài liệu bị chính phủ lấp liếm”.

Assange nói rằng WikiLeaks đã thu xếp và tài trợ cho Snowden bay khỏi Hong Kong.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post, Snowden thừa nhận rằng mình làm việc với vai trò quản trị an ninh cho nhà thầu Booz Allen Hamilton ba tháng trước để được truy cập vào chi tiết các chương trình nghe lén của NSA.

Theo tờ báo, Snowden nói rằng: “Vị trí của tôi tại Booz Allen Hamilton cho phép tôi truy cập tới danh sách các máy tính bị NSA tấn công trên khắp thế giới”.

Các nhà điều tra nghi ngờ anh này cũng đã lấy các tài liệu từ những công việc trước đây nhờ có được quyền truy cập tuyệt mật.

Dựa trên tài liệu của Snowden, tờ Guardian của Anh đã công bố các tình tiết về chương trình giám sát Internet và cuộc gọi điện thoại khổng lồ của NSA và GCHQ, bao gồm tập hợp các dữ liệu thô về những cuộc gọi ở Mỹ mà GCHQ nghe trộm thông qua cáp quang Internet. Tờ Washington Post và Guardian cũng đã tiết lộ những chi tiết về chương trình trong đó NSA đọc thư trên internet của các đối tượng bị cho là tình báo nước ngoài.

Tuy nhiên, cả Guardian lẫn Washington Post đều không công bố toàn bộ chi tiết hoạt động của các chương trình nghe lén mà Snowden đã chia sẻ cho hai tờ báo này. Trên thực tế, cả hai tờ báo này chỉ xuất bản một ít những bản slide tuyệt mật và giấu kín phần còn lại. Số ít slide được cả hai báo công bố hầu hết cũng đã được biên soạn lại.

Long Nguyễn (Theo Reuter)

Xem bản dịch song ngữ Anh - Việt và nghe audio news tại đây: oes.edu.vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.