Mỹ ngầm "đạo diễn" vụ việc Ukraine khiêu khích với Nga để "ngư ông đắc lợi"?

Mỹ ngầm "đạo diễn" vụ việc Ukraine khiêu khích với Nga để "ngư ông đắc lợi"?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 29/11/2018 19:00

Khi cả Mỹ và Ukraine có cùng mục đích, không ngạc nhiên khi có những người ở Washington đang bị nghi ngờ là đạo diễn cho màn kịch biến Nga thành "kẻ xâm lược".

Tiêu điểm - Mỹ ngầm 'đạo diễn' vụ việc Ukraine khiêu khích với Nga để 'ngư ông đắc lợi'?

Hành động khiêu khích của Ukraine bị hoài nghi là có sự xúi giục từ bên ngoài.

Cuộc đụng độ giữa Nga và Ukraine trên biển Azov dẫn đến việc ba tàu Ukraine bị bắt giữ trông giống như một kịch bản được lên kế hoạch khá tốt với sự "khuyến khích" từ Mỹ, tờ Sputnik dẫn lời các chuyên gia.

Hôm 25/11, các tàu pháo Berdyansk, Nikopol và tàu kéo Yany Kapu của Ukraine đã có hành động bị phía Nga tố cáo là xâm nhập lãnh hải bất hợp pháp. Theo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), các tàu này tiến về phía eo biển Kerch, lối vào Biển Azov và bị Nga bắt giữ sau khi từ chối yêu cầu dừng lại.

Như một phản ứng với vụ việc, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã chuẩn bị đặt ra tình trạng thiết quân luật tại một số vùng của Ukraine nằm trên biên giới Nga cũng như bờ biển thuộc Biển Đen và biển Azov trong vòng 30 ngày.

Sự tham gia của bên thứ ba?

Bình luận với Sputnik, nhiều chuyên gia tin rằng Tổng thống Poroshenko không có khả năng tự thực hiện hành động khiêu khích như vậy mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

"Phương Tây - mà chủ yếu là Mỹ - những quốc gia cho đến nay không dám thách thức quân sự Nga trên biển Azov rõ ràng đã đẩy chính quyền Poroshenko vào hành động gây hấn. Họ hy vọng Nga sẽ phản ứng quân sự và biến hình ảnh của Nga trở thành kẻ xấu đi xâm lược”, chuyên gia địa chính trị người Pháp Jean-Paul Baquiast nói.

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia quân sự Bỉ Pierre Henrot cho rằng, vụ việc rất có thể đã được lấy cảm hứng từ Washington và muốn thử quyết tâm của Nga.

“Khi Kiev gửi ba tàu hải quân nhỏ vượt qua eo biển mà không thông báo với Nga, đó là một sự khiêu khích rõ ràng hoặc muốn kiểm tra sự quyết tâm của Nga. Liệu điều này là do Washington khuyến khích? Rất có thể”, chuyên gia Henrot nêu quan điểm.

“Quân sự hóa vùng biển Azov nhỏ bé là một ý tưởng rất tồi tệ mà Moscow không thể chấp nhận. Hạm đội biển sâu của Nga nằm ở Sevastopol, Crimea đã có mặt ở đây từ thời Liên Xô”, nhà phân tích người Bỉ nói thêm.

Ông cũng cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào làm thay đổi tình hình có thể dẫn đến việc Moscow chặn cảng Mariupol và khuyến nghị Kiev không nên làm phiền "con gấu Nga".

Âm mưu cho cuộc bầu cử sắp tới?

Một số chuyên gia được phỏng vấn bởi Sputnik đồng tình rằng, vụ việc có thể liên quan tới các cuộc bầu cử sắp tới ở Ukraine và mong muốn của ông Poroshenko trong việc củng cố niềm tin từ cử tri và tăng xếp hạng tín nhiệm.

"Kích hoạt những sự cố này là cách tiếp cận đối với cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine dự kiến diễn ra vào ​​tháng 3/2019. Tổng thống Petro Poroshenko là một ứng cử viên tham gia nhưng tỷ lệ tín nhiệm của ông đang cực kỳ thấp, chỉ có 8% ủng hộ. Ông ấy rất có thể đã quyết định khiêu khích để ban bố tình trạng thiết quân luật. Điều này cho phép Poroshenko cấm các cuộc biểu tình đường phố, kiểm soát các phương tiện truyền thông và có thể trì hoãn bầu cử”, chuyên gia Baquiast đánh giá.

Tiêu điểm - Mỹ ngầm 'đạo diễn' vụ việc Ukraine khiêu khích với Nga để 'ngư ông đắc lợi'? (Hình 2).

Vụ đụng độ ở Azov đến rất đúng thời điểm để làm hoen ố cuộc gặp Trump-Putin.

Jaromir Kohlicek, một thành viên của Phái đoàn Nghị viện EU thuộc ủy ban Hợp tác Nghị viện EU-Ukraine cũng đồng tình với quan điểm của Baquiast.

“Tôi nghĩ đó là một sự khiêu khích rõ ràng. Tôi hiểu cuộc bầu cử Tổng thống ở Ukraine đang đến gần. Theo các cuộc thăm dò ý kiến, ứng viên Yulia Timoshenko đang được ủng hộ gấp đôi ông Poroshenko. Làm thế nào để thay đổi tình trạng này? Sự việc vừa qua chính là giải pháp. Kiev đã lập tức trả lời ở biển Azov”, Kohlicek nói.

Theo Nina Bashkatov, một Giáo sư khoa học chính trị tại đại học Liege ở Bỉ, Tổng thống Poroshenko đã sử dụng phương pháp ưa thích của mình để chiến đấu với kẻ thù bên ngoài.

“Tổng thống Poroshenko đã xây dựng sự nghiệp của mình bằng cách trình bày lập trường chống lại Nga. Tình hình kinh tế của Ukraine đã suy thoái rất nhiều và xếp hạng trong các cuộc thăm dò của ông cũng xuống ở mức 5% hiện nay. Đó là lý do tại sao ông ấy thường xuất hiện trong bộ đồng phục của tổng tư lệnh. Poroshenko bị những người cực đoan gây áp lực và quốc hội đã không đồng ý với yêu cầu ban hành tình trạng thiết quân luật”, Bashkatov nói.

Bashkatov cũng không loại trừ khả năng sự khiêu khích ở eo biển Kerch nhằm tìm cách làm hoen ố cuộc họp sắp tới giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và đối tác Mỹ Donald Trump, đồng thời ngăn chặn khả năng tái hợp tác giữa hai nhà lãnh đạo.

“Sự cố eo biển Kerch đã đến đúng lúc để đầu độc cuộc họp G20, nơi Trump và Putin sẽ gặp nhau vào cuối tuần tới. Điều này mang hơi hướm của một chiến thuật khiêu khích, được hình thành để khiến cho bất kỳ sự tái lập nào giữa các siêu cường là điều không thể”, Bashkatov khẳng định.

Tuy nhiên, chuyên gia Bashkatov nói thêm rằng, bất chấp những mối hoài nghi như vậy, người Châu Âu vẫn sẵn sàng tin vào bất cứ thứ gì đến từ Kiev.

Về phần mình, nhà lập pháp người Bỉ Filip Dewinter bày tỏ hy vọng rằng sự việc vừa qua ở biển Azov sẽ “rửa mắt” cho các chính trị gia châu Âu và chứng minh những rủi ro trong hợp tác quân sự với Ukraine.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.