Do Hiến pháp hòa bình, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã bị hạn chế trong việc hỗ trợ các nhiệm vụ cho quân đội Mỹ. Trong tháng 3, chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe đã thực hiện một sự thay đổi lớn trong Hiến pháp kể từ sau Thế chiến II, trong đó cho phép quân đội hoạt động ở nước ngoài.
Hôm 26/9, Washington và Tokyo đã ký một hiệp định sửa đổi Acquisition and Cross-Servicing Agreement (ASCA) cho phép tận dụng triệt để sự thay đổi tích cực hơn Nhật Bản.
"Các thỏa thuận chúng tôi ký kết hôm nay cho phép chúng tôi thực hiện trơn tru các hợp tác (an ninh) giữa Nhật Bản và Mỹ trên cơ sở các cải cách hiến pháp, Japan Times dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết.
Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy cho biết, thỏa thuận mới "rất quan trọng để hợp tác có hiệu quả".
Mặc dù có những sửa đổi, nhưng nhìn chung ASCA vẫn sẽ không cho phép Tokyo cung cấp đạn dược cho các lực lượng Mỹ.
Tuy nhiên, theo Sputnik, động thái mới này sẽ giúp Hoa Kỳ và Nhật Bản thắt chặt quan hệ và củng cố các nỗ lực chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Tokyo và Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Trước đó, ngày 26/9, Nhật Bản đã phải điều máy bay phản lực để ngăn chặn các cuộc xâm nhập không phận từ các máy bay Trung Quốc tham gia tập trận bay qua eo biển Miyako gần nhóm đảo tranh chấp. Chính phủ Trung Quốc đã gọi động thái này của Nhật Bản là một phản ứng thái quá.
Ở Biển Đông, Bắc Kinh ngang ngược xây nhiều đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tuyên bố chủ quyền sai trái đối với phần lớn diện tích của Biển Đông, bao gồm lãnh thổ của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.
Hoàng Hải