Ghi nhận của PV cho thấy, tình trạng này đang tiếp diễn trên thị trường, nhưng với hình thức rất tinh vi.
Cả người bán cũng không rõ xuất xứ
Trước đó, báo chí đã phản ánh, vụ việc công ty mỹ phẩm Huyền Trang (đường Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Q.1) mua mỹ phẩm rởm có xuất xứ từ Trung Quốc và đóng gói làm giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng , cao cấp trên thế giới. Sau khoảng một tuần mở rộng điều tra, ngày 15/7, phòng CSĐT tội phạm về Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM cho biết, trinh sát đội 7 (PC46) khám xét một kho hàng khác của công ty này ở đường Phạm Văn Chí (P.7, Q.6).
Hình ảnh số mỹ phẩm giả được phát hiện tại một kho hàng của công ty Huyền Trang.
Tại đây, cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện và thu giữ thêm 5 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Số mỹ phẩm này phần lớn đều mang các nhãn hiệu Sakaki, Hikato, Puroz,...
Theo khai nhận tại Cơ quan điều tra, đại diện công ty Huyền Trang cho biết, các nhãn hiệu này được công ty đăng ký, nhưng không sản xuất mà nhập hàng từ Trung Quốc về, dán nhãn mác đề xuất xứ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp... rồi phân phối cho các cửa hàng, đại lý.
Ngày 17/7, PV báo có cuộc khảo sát một số cửa hàng bán mỹ phẩm tại khu vực TP.HCM. Theo ghi nhận của PV, tại TP.HCM, số lượng mỹ phẩm giả , nhái các thương hiệu nổi tiếng vẫn đang được bày bán khắp các cửa hàng, chợ truyền thống. Một số nơi bày bán “mỹ phẩm hàng chợ” (không rõ nguồn gốc, xuất xứ) có thể kể đến như: Khu vực chợ Tân Bình, chợ Kim Biên, chợ An Đông...
Thậm chí, một số cửa hàng thuốc tây cũng nhận bày bán các sản phẩm làm đẹp ngoại nhập, không rõ nguồn gốc như: Kem tẩy trắng da, thuốc ngực. Có mặt tại một cửa hàng đặt biển hiệu bắt mắt trên đường Âu Cơ (Q.Tân Bình), trong vai kh