Mỹ: Phát hiện dấu vết xương cốt bị thiêu rụi trong gò đất ở trường đại học

Mỹ: Phát hiện dấu vết xương cốt bị thiêu rụi trong gò đất ở trường đại học

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 7, 03/09/2022 06:00

Các gò đất nằm trong khuôn viên Trường đại học Bang Lousiana (LSU) thực chất là công trình nhân tạo hàng nghìn năm tuổi, đại diện cho một dạng nghi lễ bí ẩn.

Theo Heritage Daily, những ngọn đồi trong khuôn viên LSU là công trình nhân tạo lâu đời nhất từng được biết đến ở Bắc Mỹ.

Các gò đất tương tự có thể phổ biến khắp đất nước nhưng đã bị phá hủy qua nhiều thế kỷ nhưng các gò trong LSU vẫn còn nguyên, xuất hiện giữa sân trường như những ngọn đồi nhỏ xanh mướt cỏ.

Đời sống - Mỹ: Phát hiện dấu vết xương cốt bị thiêu rụi trong gò đất ở trường đại học

Những ngọn đồi trong sân trường đại học ở Mỹ thật ra là những gò đất mang tính nghi lễ của người cổ đại. Ảnh: LSU

Các nhà nghiên cứu của trường đã thu thập mẫu lõi trầm tích để tìm hiểu các gò đất cao khoảng 6m này làm bằng cái gì và phát hiện ra bên trong không chỉ là đất mà còn có nhiều lớp tro từ sậy, mía bị đốt cháy.

Kinh ngạc hơn, có cả dấu vết của xương cốt bị thiêu cháy, cho thấy những gò đất này có thể được người cổ đại sử dụng cho mục đích nghi lễ. Tuy nhiên, xương cốt thuộc về con người hay động vật hoặc loài nào khác thì vẫn là câu hỏi lớn, bởi những mẩu xương cháy dở này đã bị hủy hoại nghiêm trọng.

Phân tích đồng vị carbon phóng xạ tiết lộ, gò đất cổ xưa nhất Mound B trong LSU được xây dựng cách đây tận 11.000 năm và Mound A khoảng 7.500 năm trước, lâu đời hơn khoảng 6.000 năm so với các kim tự tháp Ai Cập cổ đại.

Rễ cây được phát hiện trong các lớp trầm tích cho thấy Mound B và có thể là cả khu vực xung quanh bị bỏ hoang khoảng 8.200 năm trước, khi địa cầu trải qua một sự kiện khí hậu lớn khiến nhiệt độ trung bình giảm xuống chỉ còn 1,67 độ C trong vòng 160 năm.

“Chúng tôi không biết tại sao họ lại bỏ hoang các gò đất vào khoảng 8.200 năm trước, nhưng chúng tôi biết điều kiện môi trường đã thay đổi đột ngột và đáng kể, có thể đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của họ”, Giáo sư danh dự Brooks Ellwood của Khoa Địa chất và Địa vật lý LSU, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết.

Sau đó, khoảng 7.500 năm trước, một gò đất mới - Mound A - được người ta xây dựng bên cạnh, chếch về phía Bắc. Gò này được sử dụng cho tới 6.000 năm trước.

Điều đặc biệt là đỉnh của 2 gò đất tạo thành một đường thẳng hàng với ngôi sao khổng lồ đỏ Arctutus, khoảng 6.000 năm trước từng mọc lên khoảng 8,5 độ về phía Đông Bắc trên bầu trời đêm. Vào thời điểm đó, Arctutus là một trong những vì sao sáng nhất được nhìn thấy từ Trái Đất. Điều này càng củng cố cho giả thiết các gò đất được sử dụng trong các sự kiện nghi lễ của người xưa.

Nghiên cứu sơ bộ vừa được công bố trên American Journal of Science, tuy nhiên nhóm LSU vẫn sẽ tiếp tục phân tích, tìm hiểu để xác định xem nhóm dân cư nào đã xây nên các gò đất và những ý nghĩa sâu xa của việc xây dựng là gì, dạng nghi lễ nào đã được tiến hành.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.