Mỹ rút khỏi Syria, Pháp lập tức lộ yếu điểm không ngờ

Mỹ rút khỏi Syria, Pháp lập tức lộ yếu điểm không ngờ

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 2, 31/12/2018 08:52

Việc quân đội Mỹ rút khỏi Syria sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các căn cứ Pháp tại đây, đồng thời sẽ để lộ địa điểm chính xác của 9 căn cứ quân sự do Paris kiểm soát, truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ cho hay. Khi đưa ra nhận định trên, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đang ngụ ý rằng Pháp sẽ sớm không thể bảo vệ người Kurd Syria tại quốc gia Trung Đông này.

Theo cuộc điều tra của hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, có ít nhất 9 căn cứ quân sự của Pháp nằm rải rác ở phía Bắc Syria. Pháp rõ ràng đã mở rộng sự hiện diện của mình tại Syria kể từ hồi tháng Ba, khi đó truyền thông cho biết Pháp chỉ có 5 cơ sở quân sự tại đây.

Quân sự - Mỹ rút khỏi Syria, Pháp lập tức lộ yếu điểm không ngờ

Lính Pháp tại Trung Đông.

Ít nhất 4 trong số các căn cứ quân sự của Pháp được kiểm soát bởi quân đội Mỹ, lực lượng chuẩn bị rút quân theo tuyên bố mới nhất của Tổng thống Donald Trump. Năm căn cứ còn lại cũng rất khó “sống tốt” ở Syria bởi Pháp chỉ có thể “đảm bảo tiếp tục khả năng cơ động của chúng bằng cách dựa vào quân đội Mỹ hoặc sự hỗ trợ của nhóm chiến binh người Kurd YPG”, hãng tin Anadolu nhận định.

“Trong bối cảnh hiện tại, Pháp dường như không thể đưa ra mức hỗ trợ tương ứng đối với người Kurd YPG/PKK bằng cách phục hồi những lỗ hổng sẽ phát sinh từ việc Mỹ rút khỏi Syria”, Anadolu nhấn mạnh.

Trong khi liên minh do Mỹ dẫn đầu trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria chủ yếu dựa vào lực lượng dân quân người Kurd thì Ankara coi YPG, hay các đơn vị bảo vệ nhân dân Kurd, là một phần mở rộng của đảng Công nhân người Kurd (PKK). Điều đó đồng nghĩa với việc Ankara coi YPG là khủng bố và quy trách nhiệm cho tổ chức này đối với các cuộc tấn công ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Pháp luôn bí mật về các hoạt động của mình ở Syria, cho hay chỉ có khoảng 1.100 binh sĩ nước này đang phục vụ ở Trung Đông. Con số chính xác lính Pháp tại Syria không được tiết lộ kể từ chiến dịch Chammal bắt đầu tại Syria vào tháng 9/2015.

Quân sự - Mỹ rút khỏi Syria, Pháp lập tức lộ yếu điểm không ngờ (Hình 2).

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vào ngày 19/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố quyết định rút quân khỏi Syria - tương đương 2.000 lính, với lý do chiến dịch đánh bại IS đã kết thúc. Việc rút quân được cho là sẽ kéo dài trong khoảng 2 đến 3 tháng. Cho đến thời điểm hiện tại, lính Mỹ mới rời khỏi 1 căn cứ quân sự ở Đông Bắc Syria, theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ.

Pháp, đối tác quan trọng của Mỹ ở Trung Đông, rõ ràng trở nên tiến thoái lưỡng nan, khi Tổng thống Emmanuel Macron gọi hành động của Washington không phải hành động của “đồng minh” vì họ nên “tin tưởng vào nhau” hơn và “kề vai sát cánh chiến đấu”.

“Tôi đáng tiếc sâu sắc trước quyết định về Syria (của Mỹ)”, ông Macron nói, cam kết Pháp sẽ tiếp tục hành động ở Syria.

Mặc dù quyết định rút khỏi Syria của Tổng thống Mỹ có thể mang lại lợi ích hòa bình về lâu dài song trong ngắn hạn, động thái này có thể leo thang xung đột, chuyên gia quan hệ quốc tế Finian Cunningham viết trong một bài luận trên tờ RT.

“Sự nguy hiểm của xung đột bắt nguồn từ việc đồng minh NATO Thổ Nhĩ Kỳ coi Mỹ rút quân khỏi Syria là cơ hội để tiến hành một cuộc tấn công vào phe ly khai người Kurd ở Syria”, chuyên gia cho hay.

Áp lực tiếp tục gia tăng ở miền Bắc Syria khi Ankara đang đe dọa sẽ đè bẹp các cuộc kháng chiến của người Kurd ở khu vực. Vào hôm thứ Bảy vừa qua, các nguồn tin địa phương cho hay quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai thêm xe tăng và phương tiện bọc thép tới các tỉnh biên giới với Syria.

Các lực lượng đang được huy động giữa lúc căng thẳng đang dâng cao tại thành phố Manbij nơi người Kurd đang chiếm đóng. Chính quyền Damascus cũng cho hay họ đã bắt đầu điều quân về thành phố này.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.