Sự cam kết của Tổng thống B. Obama trong việc rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 7 tới có vẻ thiếu thận trọng. Điều đó sẽ trở nên hết sức nghiêm trọng nếu như các điều kiện cơ sở mà ông quan tâm lại là những mâu thuẫn nội tại trong nước.
Ông Obama phải sớm đưa ra một quyết định quan trọng là: Sẽ có bao nhiêu người và lực lượng nào của quân đội Mỹ bắt đầu rút khỏi Afghanistan vào mùa hè này.
Theo công luận Mỹ, thời hạn rút quân vào tháng 7 là một thời hạn giả tạo, một quyết định mà ngài tổng thống đưa ra không phải vì muốn đạt được mục tiêu của nước Mỹ tại đất nước mang tính chiến lược then chốt này mà bởi mục đích chính trị trong nước của bản thân ông. Khi mà ông Obama đưa ra lời hứa hẹn vào năm 2009, đồng thời với việc ông tuyên bố tiếp tục đưa quân tới Afghanistan; đó đã là một sự khinh suất. Và giờ đây, cái cách mà ông tiếp tục hứa hẹn có thể sẽ hết sức nguy hiểm.
Thực tế rằng, tình hình chiến sự tại Afghanistan không hề rõ ràng. Mặc dù có một niềm tin đầy lạc quan, không hề có sự nghi ngờ nào về hiệu quả và lòng dũng cảm của các binh sĩ Mỹ tại đây nhưng vẫn đâu đó có sự lo âu và sự những tin đồn tiêu cực. Chẳng hạn, trong tháng Hai, Mỹ đã rút một số đơn vị khỏi khu vực Đông Bắc Afghanistan, chuyển giao quyền lực cho lực lượng chính phủ Afghanistan, nhưng có lẽ việc làm này của Mỹ là quá vội vàng.
Thật trớ trêu, sự rút quân đó lại vô tình làm tăng thêm động thái tuyển mộ binh lính của Taliban, các đơn vị của Al Qaeda đã lui về hậu cứ để xây dựng các căn cứ hoạt động, huấn luyện binh lính gần khu vực Thung lũng Korengal.
Ảnh hưởng của Iran tại Afghanistan vẫn tiếp tục mạnh mẽ, từ tài chính đến quân sự của Taliban, việc cung cấp dầu và những mối đe dọa trục xuất hơn một triệu người tỵ nạn Afghanistan đang sinh sống tại Iran, một vấn đề nhân đạo có thể gây bất ổn nền kinh tế yếu ớt của Afghanistan. Do vậy, một cuộc rút quân quy mô lớn của Mỹ vào mùa hè này sẽ có tác động có lợi cho Iran.
Một vấn đề chiến lược tương tự mang đầy ý nghĩa là sự ảnh hưởng của quyết định do ông Obama đưa ra về vấn đề Pakistan. Các mối quan hệ của Mỹ với Pakistan trở nên xấu đi trong thời gian gần đây. Các xưởng sản xuất vũ khí hạt nhân quan trọng của Pakistan vẫn tiếp tục phát triển, và sự rủi ro của đất nước này đang rơi vào tay của những người Hồi giáo cấp tiến. Các hoạt động quân sự và tấn công qua biên giới chống lại lực lượng Taliaban và Al Qaeda tại Pakistan đang ngày càng trở nên quan trọng những có thể trở nên nguy hiểm nếu như Pakistan tin rằng Mỹ đang vội vã rời khỏi Afghanistan.
Và lúc này quy mô của việc rút quân hầu như sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chính trị ngay trong lòng nước Mỹ - giống như việc tuyên bố rút quân của ông Obama năm 2009 như là một việc nhằm xoa dịu công chúng.
Giờ đây, nước Mỹ lại đang tiếp tục đưa chân vào cuộc tranh thứ ba tại Libya mà các quan chức cấp cao Mỹ thừa nhận là đang lâm vào thế bế tắc. Có lẽ, ông Obama phải chứng tỏ phẩm chất là một người mang tư tưởng phản chiến bằng việc đưa ra một quyết định rút quân quan trọng khỏi Afghanistan. Ông không muốn có một thách thức đối với việc bổ nhiệm vào năm 2012; việc làm thỏa mãn phe Dân chủ cánh tả có thể giảm bớt đáng kể những hiểm họa. Bằng việc “tuyên bố chiến thắng”, Obama có thể thanh minh cho một sự nỗ lực lớn, nhưng ông sẽ tạo ra một sai lầm nghiêm trọng về quân sự.
Tổng thống Obama có thể được đảm bảo về mặt chính trị bởi thỏa thuận của NATO trong việc giúp một tay đối với nhiệm vụ của Mỹ tại Afghanistan vào năm 2014, theo đó giảm đến mức tối thiểu nhu cầu cắt giảm lực lượng quân sự trong mùa hè này. Tuy nhiên, việc tin vào một kịch bản như vậy chỉ đơn thuần là tạo ra một thời hạn giả tạo khác.
Chí Thành (Tổng hợp)