Mỹ rút quân khỏi Syria: Những ẩn số và "mầm họa" ở Trung Đông

Mỹ rút quân khỏi Syria: Những ẩn số và "mầm họa" ở Trung Đông

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 7, 12/01/2019 20:00

Quyết định rút quân của Tổng thống Mỹ Donald Trump khá nhất quán, báo hiệu một tương lai hợp tác tươi sáng Ankara-Washington. Tuy nhiên, một số nghị sĩ phe diều hâu, những người bày tỏ thái độ phản đối với những động thái tại Syria của ông Trump, đang cố gắng tìm cách phá hoại bất kỳ sự hợp tác nào bằng cách hỗ trợ những lực lượng đối lập Syria.

Nhưng nhân vật “gây rối” quan hệ Mỹ-Thổ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton dường như đang theo đuổi chính sách Syria của cựu Tổng thống Barack Obama, phớt lờ những mệnh lệnh của Tổng thống Trump.

Gần đây, họ thậm chí còn phản đối quyết định rút quân của ông Trump, điều mà họ cho rằng có thể gây tổn hại tới lợi ích của các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) trong khu vực. Vì họ không thể công khai chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia mà ông Trump gọi là đối tác trong quá trình rút quân, nên hai quan chức Mỹ này đang lấy cái cớ bảo vệ YPG để chống lại Ankara.

Thổ Nhĩ Kỳ coi YPG là một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK) vốn bị nước này liệt vào danh sách khủng bố.

Quân sự - Mỹ rút quân khỏi Syria: Những ẩn số và 'mầm họa' ở Trung Đông

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton.

Hôm 9/1, trước khi tới Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ để gặp Tổng thống Recep Tayyip Erdogan về vấn đề Syria, ông John Bolton tuyên bố tại Jerusalem: “Chúng tôi không nghĩ rằng người Thổ Nhĩ Kỳ nên thực hiện chiến dịch quân sự khi không phối hợp đầy đủ với Mỹ và được Mỹ đồng ý. Washington sẽ chỉ rút khỏi Syria nếu Thổ Nhĩ Kỳ cam kết không tấn công các đồng minh người Kurd của Mỹ ở đó”.

Để đáp trả, Tổng thống Erdogan đã không gặp ông Bolton, và sau đó quan chức Mỹ này chỉ nói chuyện với cố vấn chính sách đối ngoại của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Ibrahim Kalin và sau đó rời đi.

Trước đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng từng gây tranh cãi khi tuyên bố: “Chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm với Thổ Nhĩ Kỳ. Không chỉ rút quân, mà còn rất nhiều điều khác mà Tổng thống yêu cầu, sự quan trọng của việc đảm bảo rằng người Thổ sẽ không tàn sát người Kurd. Tất cả những điều đó vẫn là một phần trách nhiệm của Mỹ”.

Quân sự - Mỹ rút quân khỏi Syria: Những ẩn số và 'mầm họa' ở Trung Đông (Hình 2).

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Cho đến nay, người Kurd chỉ được sử dụng như một công cụ ở Trung Đông của Mỹ để chống lại những kẻ thù trong khu vực đang đầy biến động này. Đôi khi là Nga và đôi khi là Iran. Tới cuối cùng, theo nhận định của cây viết Hilal Kaplan của tờ Daily Sabah – một tờ báo ủng hộ quan điểm của chính quyền Ankara, thì người Kurd cũng sẽ bị Mỹ bỏ rơi. Do đó, cô cho rằng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ “tàn sát người Kurd” là “vô lý và nực cười”.

Người Kurd hiện sống ở 4 quốc gia trong khu vực: Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq và Iran. So với những quốc gia còn lại thì Thổ Nhĩ Kỳ là nơi gần như duy nhất người Thổ và người Kurd sống hòa thuận.

Ở cấp độ xã hội, người Kurd và người Thổ vẫn kết hôn, sinh đẻ con cái. Những người Kurd tại đây vẫn được làm việc trong bộ máy nhà nước mà không bị phân biệt đối xử, theo Daily Sabah. Đây là một ví dụ độc đáo trong khu vực.

Theo một số nguồn tin mà Daily Sabah trích dẫn, hàng trăm ngàn người Kurd đã rời bỏ Iran và Syria để trú ẩn vì đây là nơi an toàn cho những người Kurd trong khu vực. Thêm vào đó, tờ báo khẳng định rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các cuộc tấn công chống khủng bố ở Đông Nam và Bắc Syria chống lại nhóm PKK và YPG nhưng không tấn công bất kỳ nhóm dân tộc thiểu số nào.

Không dễ rút quân

Thông qua những gì được nêu trên tờ Daily Sabah, có thể thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang nóng lòng chờ ngày Mỹ rút quân về nước. Tuy nhiên, cho đến nay các cuộc không kích của Mỹ ở Syria không hề giảm bớt, cho thấy vẫn còn nhiều mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cần tiêu diệt trong khu vực này.

Ngày 8/1 vừa qua, các tay súng Syria do Mỹ hậu thuẫn vẫn đăng tải hình ảnh lực lượng liên quân huấn luyện họ tại căn cứ al-Tanf gần biên giới Iraq và Syria - trái ngược với các đồn đoán rằng căn cứ này sẽ sớm đóng cửa.

Quân sự - Mỹ rút quân khỏi Syria: Những ẩn số và 'mầm họa' ở Trung Đông (Hình 3).

Sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Syria.

Chưa hết, các quan chức quân đội cùng với bộ Chỉ huy Trung tâm đều khẳng định rằng họ vẫn đang chiến đấu chống lại phiến quân IS ở thung lũng vùng trung lưu sông Euphrates.

Chính quyền Mỹ đã đưa ra một số điều kiện cho việc rút quân, trong đó có đánh bại IS và bảo vệ các đồng minh của Mỹ, ám chỉ lực lượng người Kurd Syria.

Ông Trump tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không rút quân khỏi đây tới khi IS biến mất hoàn toàn", trong khi Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton cho rằng thời hạn rút quân sẽ cần một tiến trình đi từ chính sách đến thực tế.

Vì thế, tuyên bố rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump không dễ gì sẽ thực hiện được trong ngày một, ngày hai. Thực tế là IS chưa bao giờ thực sự bị đánh bại, bởi kể cả khi bị mất đi các lãnh thổ quan trọng, nhóm khủng bố cực đoan này hoạt động ngầm hoặc tái sinh với những tên gọi và hình thức tổ chức khác.

Bên cạnh đó, bảo vệ lực lượng người Kurd ở Syria gần như là một việc vô thời hạn bởi họ cùng lúc phải đối mặt với 2 kẻ thù là Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia luôn coi lực lượng này là khủng bố, và chính quyền Tổng thống Assad. Đó còn chưa kể tới việc nếu Mỹ mở rộng điều kiện của quá trình rút quân sang việc giám sát ảnh hưởng của Iran ở Syria hoặc để bảo vệ Israel thì quá trình này có thể còn lâu dài hơn nữa. Tehran đã ủng hộ chính quyền Tổng thống Assad với hàng tỷ USD và không dễ gì sẽ rời đi.

Xem thêm: Syria: Thổ Nhĩ Kỳ hùng hổ dọa Mỹ sẽ tấn công người Kurd

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.