Ngày 10/10/2019 đến ngày 15/3/2020 triểm lãm Mỹ thuật Đông Dương và nghệ thuật ứng dụng tại Hà Nội – nửa đầu thế kỷ 20 được tổ chức tại Bảo Tàng Hà Nội.
Sự kiện triểm lãm đã giới thiệu đến công chúng 200 tài liệu, hiện vật là các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc của nhiều tác giả với nhiều chất liệu khác nhau hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội và các tổ chức, cá nhân.
Triển lãm giới thiệu đến công chúng về một giai đoạn vàng son của mỹ thuật Việt Nam, sự chuyển mình từ nền mỹ thuật dân gian truyền thống sang nền mỹ thuật phương tây hiện đại kết hợp với mỹ thuật truyền thống Việt. Từ Trường Mỹ thuật Đông Dương trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20 tại Hà Nội đã đào tạo ra nhiều tầng lớp họa sỹ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc góp phần làm rạng danh nền mỹ thuật nước nhà.
Đây là những thành tựu của mỹ thuật Việt Nam là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hội họa, điêu khắc, kiến trúc và nghệ thuật ứng dụng của cuộc cách mạng thẩm mỹ quan trọng vào đầu thế kỷ 20.
Sự thay đổi này của nền thẩm mỹ có tác động không nhỏ đến lĩnh vực kiến trúc, thời trang,…Sự giao lưu, kết hợp văn hóa Đông – Tây đã tạo nên sự độc đáo, cá tính của mỗi tác phẩm.
Trải qua thời gian, nền mỹ thuật đương đại của chúng ta vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ tinh thần này. Khiến cho mỹ thuật luôn trở nên gần gũi với công chúng, với cuộc sống thường ngày của người dân nơi phố thị hay ở vùng thôn quê. Điều này, đã thu hút đông đảo mọi người đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Điểm nhấn quan trọng về phần điêu khắc trang trí chính là hai bức phù điêu trên giảng đường của trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam (tiền thân là trường Mỹ thuật Đông Dương) của Georges Khánh và Vũ Cao Đàm; bức tranh bà đầm xòe của Victor Tardie, bộ sưu tập tem do các cựu học sinh trường Mỹ thuật Đông Dương sáng tác.
Hà My