Toàn bộ sân bay Brussels đã bị đóng cửa sau khủng bố.
Ngày 22/03, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ lòng thương tiếc sâu sắc cũng như sự sẵn sàng ủng hộ đến Bỉ sau các vụ tấn công liên tiếp khiến ít nhất 35 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.
"Tổng thống Obama đã tái khẳng định sự ủng hộ trước sau như một của Mỹ đối với Bỉ, và sẵn sàng cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ cần thiết nào trong quá trình điều tra những vụ tấn công này, cũng như đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra trước công lý,” - Tuyên bố của Nhà Trắng cho hay.
Ông Obama khi phát biểu tại thủ đô La Habana tại Cuba trước đó cũng lên án mạnh mẽ hành động khủng bố tại sân bay Brussels, đồng thời nêu rõ tằng nước Mỹ và các đồng minh, đối tác phải sát cánh cùng nhau, bất kể quốc tịch, chủng tộc hay tín ngưỡng trong cuộc chiến chống khủng bố.
"Chúng ta có thể và sẽ đánh bại những kẻ đe dọa tới sự an toàn và an ninh của người dân trên toàn thế giới" - Nhà lãnh đạo Mỹ cho hay.
Trong một tuyên bố đáng chú ý khác, theo các nguồn tin Vatican, Giáo hoàng Francis khi nói về vụ tấn công 22/03 tại Bỉ đã gọi đó là “một hành động mù quáng, điên rồ.”
Giáo hàng cũng đích thân gửi một bức điện chia buồn với các nạn nhân của vụ khủng bố gửi đếnTổng giám mục giáo phận Malines-Brussels. Ông nhấn mạnh trong thư đây là một hành động “bạo lực mù quáng đã gây ra bao đau thương” và cầu mong Chúa sẽ đem lại hòa bình.
Cha Federico Lombardi, người phát ngôn của Tòa thánh cho biết, tất cả những hoạt động và sự kiện nằm trong Tuần Thánh hướng đến lễ Phục sinh tổ chức vào ngày 27/3 tới sẽ vẫn diễn ra bình thường.
Từ sau loạt vụ tấn công khủng bố Paris hồi tháng 11 năm ngoái, Italy vẫn áp dụng các biện pháp an ninh tối đa, bộ Nội vụ cho biết.
Ngoài ra, Italy cũng huy động một lực