Thuật ngữ "chiến tranh mạng" được sử dụng thường xuyên hơn, không chỉ trong các bài báo, những lời nói của các chính trị gia, mà còn trong các hành động thực tế của nhiều quốc gia, điển hình là Mỹ. Về chủ đề này, một loạt các câu hỏi được đặt ra như: "chiến tranh mạng của Mỹ đối với Đông Á", "Việc Mỹ sử dụng mạng xã hội ở Syria", "Công cụ mà Mỹ tiến hành chiến tranh không gian mạng", " luật pháp quốc tế và chiến tranh không gian mạng".
Bất chấp những nỗ lực của cộng đồng thế giới để giảm nguy cơ chiến tranh trong việc giải quyết các tranh chấp. Một thực tế là trên thế giới vẫn luôn tồn tại các cuộc xung đột giữa các quốc gia và các dân tộc. Trong các cuộc đấu tranh đa số sẽ sử dụng biện pháp là dùng hành động quân sự, ngoài ra còn trên lĩnh vực như chính trị, kinh tế, tư tưởng v.v.
Bên tham chiến lựa chọn phương thức tham gia xung đột chủ yếu dựa vào năng lực tài chính-kinh tế của mình. Kinh tế càng mạnh, thì các phương tiện chiến tranh càng tinh vi, hiện đại hơn (thế hệ mới nhất của máy bay, tàu khu trục, tàu sân bay, tên lửa, vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc thậm chí bom hạt nhân, ví dụ vào năm 1945 Mỹ thả xuống 2 quả bom hạt nhận xuống 2 thành phố Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki).
Hiện nay, chúng ta hãy nhìn những gì đang xảy ra xung quanh cuộc xung đột Syria, và các nguồn lực mà Washington đang vận động ở các vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ, với sứ mệnh gọi là " Những người bạn của Syria ". để tổ chức một "hành động quân sự đối với Damascus"
Bên cạnh sự phát triển các loại vũ khí mang tính sát thương với con người. Mỹ đã và đang phát triển các loại vũ khí tinh vi hơn phục vụ cho các chiến lược “ không đổ máu” để kiềm chế, răn đe, phá hoại đối với các đối thủ tiềm năng của mình. Cụ thể là việc thực hiện các kế hoạch chiến trang thông tin, chiến tranh mạng.
Mỹ và các đồng minh trung thành nhất của mình sẽ tham gia vĩnh viễn vào một cuộc chiến tranh mạng thực sự với Nga, Trung Quốc, Iran và nhiều quốc gia phương Đông, nơi dự trữ đáng kể tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực.
Vì vậy, mặc dù Washington tung ra các chiến dịch nâng cao nhận thức và cảnh báo với thế giới về sự nguy hiểm từ Trung Quốc, nước cũng có một hệ thống chiến tranh mạng phát triển nhưng trong năm 2012 trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bị tấn công trên mạng trung bình khoảng 144.000 lần một tháng. Đặc biệt hơn 60 % địa chỉ IP tấn công được xem là từ Mỹ.
Từ lâu, Bắc Kinh chính là mục tiêu tấn công mạng hàng đầu của Mỹ. Chúng ta có thể nói rằng chiến tranh mạng giữa hai nước đã diễn ra trên thực tế từ sự kiện tại Nam Tư vào năm 1999, khi máy bay NATO bắn vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade. Sau đó, để đáp ứng với các hành động quân sự trên, "tin tặc Trung Quốc" đã tổ chức một số hacker tấn công mạnh mẽ chống lại các trang web của chính phủ Mỹ .
Ở Trung Đông, Washington và Israel đã huy động nhiều chuyên gia và các công ty tin học tham gia (đặc biệt là công ty Symantec của Mỹ), chủ yếu liên quan đến sự lây lan virus Stuxnet trong khu vực này. Như chúng ta đã biết, mục đích chính của Stuxnet là các cơ sở công nghiệp, trong đó có nhà máy lọc dầu của Iran và các nhà máy điện hạt nhân. Kết quả là ngành công nghiệp hạt nhân của Iran đã bị virus Stuxnet tấn công và kiểm soát, rất có thể trong thời gian ngắn sẽ phá hoại quy mô lớn ngành công nghiệp, bao gồm cả khả năng nhiễm bẩn phóng xạ không chỉ ở Iran, mà còn là toàn bộ khu vực .
Điển hình vào năm 2012, tất cả máy tính của Bộ Dầu khí Iran bị tấn công bởi một loại virus mới rất nguy hiểm. Theo các chuyên gia là nó bắt nguồn từ cơ quan tình báo CIA của Mỹ và công ty Symantec. Cuộc tấn công đã gây một tổn thất rất lớn cho ngành công nghiệp dầu khí Iran.
Như vậy, tầm quan trọng của chiến lược “chiến tranh không đổ máu” được Mỹ và các đồng minh nhận ra. Và chắc chắn Washington không chỉ phát động ở Đông Á mà sẽ là toàn cầu.
(Còn tiếp)
N.P