Mỹ vào cuộc vụ Pakistan “sử dụng sai” F-16 chống Ấn Độ

Mỹ vào cuộc vụ Pakistan “sử dụng sai” F-16 chống Ấn Độ

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Chủ nhật, 03/03/2019 08:41

Washington đang tìm kiếm thêm thông tin về việc Pakistan lạm dụng máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất để tấn công Ấn Độ, vi phạm thỏa thuận giữa nhà cung cấp với người dùng cuối, bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.

Không quân Ấn Độ hôm 28/2 vừa qua đã trưng bày các bộ phận của tên lửa không đối không AMRAAM để làm bằng chứng “chứng minh” rằng Pakistan đã triển khai chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất trong một cuộc không kích nhằm vào các cứ điểm quân sự Ấn Độ ở Kashmir sau khi nước này tiến hành “chiến dịch chống khủng bố” ở Balakot, tờ India Today cho hay.

Quân sự - Mỹ vào cuộc vụ Pakistan “sử dụng sai” F-16 chống Ấn Độ

F-16 của Mỹ. (Ảnh minh họa)

Pakistan trước đó một ngày khẳng định rằng không có máy bay chiến đấu F-16 nào được sử dụng, đồng thời phủ nhận thông tin rằng một máy bay của nước này bị Không quân Ấn Độ bắn hạ.

“Chúng tôi đã biết về những báo cáo đó và đang thu thập thêm thông tin”, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ nói khi được hỏi rằng liệu Pakistan có vi phạm thỏa thuận người dùng cuối với Mỹ trong cuộc đụng độ ở khu vực biên giới với Ấn Độ hồi tuần này hay không.

“Do các thỏa thuận về việc không tiết lộ hợp đồng mua bán quân sự nước ngoài nên chúng tôi không thể thảo luận về các chi tiết cụ thể của thỏa thuận người dùng cuối có bao gồm trong đó hay không”, Kone Faulkner, một phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ cho hay.

Theo Cơ quan Hợp tác An ninh và Quốc phòng của Lầu Năm Góc, F-16 được sử dụng để “tăng cường khả năng của Pakistan trong việc tiến hành các hoạt động chống nổi dậy và khủng bố”.

Những tài liệu công khai cho hay Mỹ đã áp đặt gần 10 hạn chế đối với Pakistan liên quan tới việc sử dụng F-16.

Trong phiên điều trần của Quốc hội vào ngày 20/7/2006, John Miller, Thứ trưởng bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề chính trị - quân sự, đã nói với các nhà lập pháp rằng Mỹ đã "xem xét rất cẩn thận" những rủi ro tiềm ẩn của việc chuyển hướng công nghệ và thiết bị của Washington.

Xem thêm: Pakistan tập trung 10.000 quân, 80 máy bay ở biên giới Ấn Độ 

Mặc dù những thông tin chi tiết liên quan tới các hạn chế này được thảo luận trong phiên họp kín và mang tính bảo mật, nhưng sau đó ông Miller đã công bố một số hạn chế mà theo ông là “một loạt các yếu tố mới chưa từng có” của kế hoạch an ninh dành cho Pakistan.

Trước đó, ngày 26/2, không quân Pakistan đã bắn hạ một tiêm kích của Ấn Độ trong không phận nước này, đồng thời bắt sống một phi công.

New Delhi sau đó cũng tuyên bố bắn rơi một chiến đấu cơ của Islamabad. Các diễn biến trên chỉ xuất hiện trong một ngày, sau khi không quân Ấn Độ tiến hành không kích vào trại huấn luyện của tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammed (JeM), ở Balakot của Pakistan.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.