> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!
Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ chăn nuôi chủ quan, lơ là trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn bị buông lỏng là nguồn phát sinh dịch bệnh.
Nhờ chăn nuôi đúng kỹ thuật, tiêm phòng thường xuyên, đàn lợn của gia đình ông Phạm Ngọc Hiển, xã Xuân Ngọc, huyện Xuân
Trước tình hình trên, chủ tịch UBND tỉnh Nam Định gửi công điện, yêu cầu các huyện, thành phố; các sở, ngành liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp dập dịch; tiêu hủy lợn ốm chết; tuyệt đối không được bán tháo, vận chuyển gia súc, gia cầm ốm ra khỏi vùng có dịch; không vứt xác súc vật chết ra môi trường; không sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm mắc bệnh để làm thực phẩm.
Chi cục Thú y cử cán bộ xuống cơ sở giúp chính quyền địa phương, các hộ chăn nuôi khoanh vùng dịch bệnh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, vệ sinh môi trường kiên quyết không để lây lan ra diện rộng. Đồng thời cấp 38 nghìn liều vaccine, tổ chức tiêm phòng dịch tai xanh cho đàn lợn, tập trung ở hai huyện có dịch bệnh Trực Ninh: 17 nghìn liều, Xuân Trường: 12 nghìn liều. Các xã thuộc huyện Hải Hậu, giáp với vùng có dịch (7.500 liều) và Trung tâm Giống gia súc, gia cầm tỉnh (1.500 liều).
Tuy nhiên, lượng vaccine phòng dịch lợn tai xanh được tổ chức tiêm phòng trong đợt này mới chỉ được hơn 11% số lợn hiện có trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Theo Nhân dân