Nấm mốc – từ đâu mà ra?
Dù luôn bị coi như…ghẻ, thực tế việc tránh hoàn toàn nấm mốc là điều bất khả thi. Trong tự nhiên, bào tử nấm siêu nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được lại hiện diện ở mọi nơi – từ không khí mà chúng ta hít thở cho tới mọi bề mặt chúng ta chạm vào. Chính vì thế, bạn phải chấp nhận sự thực rằng nấm có thể phát triển ở mọi nơi – kể cả bên trong ống kính hay trên cảm biến chiếc máy ảnh đắt tiền. Cách duy nhất để tránh những thiệt hại không mong muốn do mốc gây ra, người dùng chỉ có cách không để chúng có cơ hội “nảy mầm” thông qua việc cách ly các yếu tố cần thiết cho sự phát triển khỏi thiết bị của mình.
Một trong những nỗi ám ảnh đối với nhiếp ảnh gia chính là nấm mốc trên ống kính của máy
Thông thường, những đoạn nấm (thường được cộng đồng gọi là “mốc rễ tre” vì kiểu dáng của chúng) mà mắt thường có thể nhìn thấy trên ống kính chính là rễ của chúng. Từ bào tử ban đầu, các đoạn rễ này sẽ lan tỏa đi khắp nơi để thu thập chất dinh dưỡng, cung cấp cho sự phát triển của nấm. Khi nguồn dinh dưỡng hết, nấm sẽ chết và để lại “xác” trên vị trí mà chúng sinh sôi – bao gồm cả các đoạn rễ lan lung tung khắp nơi. Trong trường hợp nguồn cung dồi dào, nấm sẽ phát triển mạnh mẽ, thậm chí che kín toàn bộ các thấu kính hay cảm biến và lây lan từ thiết bị này sang thiết bị khác. Tệ hơn cả, hợp chất tiết ra từ các đoạn rễ sẽ làm hỏng lớp tráng phủ thấu kính hay cảm biến – gây hỏng vĩnh viễn thiết bị. Rõ ràng, chẳng ai muốn điều ấy xảy ra, tuy nhiên chúng ta cần làm gì để hạn chế được nấm?
Những nguyên nhân dẫn tới nấm mốc
Về cơ bản, những yếu tố giúp cho nấm phát triển từ bào tử bao gồm: thiếu ánh sáng mặt trời, nguồn dinh dưỡng và hơi ẩm. Trong đó, chất dinh dưỡng là thứ có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau – từ các khoáng chất sử dụng cho thấu kính hay dấu v