Cầu Rạch Cây đã xây mới, nhưng hãng chế tạo ông Táo ở chân cầu vẫn cũ kỹ, vẫn khói tỏa từ lò, vẫn nhịp nhàng sản xuất không kịp bán. Đó là hãng của ông Trần Văn Tiếp, thường gọi là Năm Tiếp.
Xưa, các hãng ông Táo tập trung ở bến Phú Định, quận 8. Nhưng rồi Phú Định lên đời đô thị, không còn mỏ đất sét nguyên liệu, cộng với nhu cầu ông Táo đất bị thay thế dần bởi các Táo réchaud đốt dầu, Táo gas, Táo điện, Táo từ, nhiều hãng chết đi, chỉ còn lại hãng ông Năm Tiếp vẫn đeo đuổi nghề và dọn về chân cầu Rạch Cây.
Ban đầu, ông Năm lấy đất sét từ miếng ruộng của mình, rồi ruộng cạn kiệt, ông phải đi xa hơn để lấy đất. Hiện nay, ông đang lấy đất ở Cần Giuộc, làm lò và bán đi các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Dăk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, xuất sang Thái Lan, Singapore…
Khâu nhào đất đã được cơ giới hóa. Đất sét nguyên liệu được trộn với mùn cưa, tro trấu theo tỷ lệ 7 đất 3 phụ gia, đưa vào máy trộn đều, để qua đêm mới có thể nặn lò.
Vỉ lọc tro đã phơi khô chuẩn bị đưa vào nung.
Một người thợ đang làm nguội sản phẩm sau khi nặn thô. Cơ sở của ông Năm Tiếp hiện có khoảng 30 thợ.
Công đoạn nung lò cực không thể tả. Trong suốt hai ngày một đêm, lò nung phải luôn đỏ lửa. Nếu ngưng lửa nửa chừng thì lò ra đen thui, coi như bỏ.
Lò đã được làm nguội, sắc cạnh, đưa ra phơi khô.
Trấu là nhiên liệu chính để nung sản phẩm.
Phải luôn có người túc trực đổ trấu vào lò nung. Mỗi lần nung tốn gần 180 bao trấu, mỗi bao nặng khoảng 10kg.
Sau khi nung xong, chủ lò còn cẩn thận mặc cho lò lớp thiếc bảo quản để.
Ông Năm Tiếp, nhà sản xuất lò đất cuối cùng ở Sài Gòn.
Trần Việt Đức