Nam sinh bị đánh tử vong: Học đường thành 'đấu trường'?

Nam sinh bị đánh tử vong: Học đường thành 'đấu trường'?

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 3, 25/10/2016 06:40

Bạo lực học đường gia tăng, đây vừa là hồi chuông cảnh báo vừa là một thử thách không nhỏ đối với gia đình, nhà trường và những người chăm sóc trẻ.

Như báo Người Đưa Tin đã phản ánh, những ngày vừa qua, thông tin về vụ “Giải cứu người yêu, nam sinh bị đánh tử vong” đã khiến “dậy sóng” cộng đồng mạng. Nhiều người phải thốt lên rằng, học trường đang trở thành “đấu trường”.

Tin tức từ cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an Quân Tây Hồ (TP.Hà Nội), các đối tượng đã khai nhận hành vi của mình. Điều khiến dư luận bàng hoàng đó là hầu hết nữ sinh tham gia nhóm đánh hội đồng đều mới chỉ đang học cấp 2.

Không ít người đặt câu hỏi, vì sao càng truyền thông, các vụ bạo lực học đường càng gia tăng. Phải chăng cái ác đang lấn át trong học đường? Vụ việc dù đã xảy ra một thời gian nhưng nhiều người vẫn không tin nổi vào sự thật đau lòng. Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ mà một nam sinh đã thiệt mạng do bị đánh chấn thương sọ não.

Dân sinh - Nam sinh bị đánh tử vong: Học đường thành 'đấu trường'?

Do bị đnáh chấn thương sợ não, nam sinh tử vong sau 11 ngày nằm viện (Ảnh Xuân Nguyễn).

Hàng loạt những vụ bạo lực học đường xảy ra thời gian qua đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về lối sống lệch chuẩn, đi ngược với chuẩn mực đạo đức của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Kinh hoàng hơn, không chỉ có học sinh cấp 2, cấp 3 mà bạo lực học đường còn xảy ra ngay ở cấp tiểu học. Hệ lụy của việc học đường biến thành “đấu trường” thật là khủng khiếp, hậu quả khó lường.

 Trên truyền thông, các chuyên gia xã hội học, tâm lý đã từng đặt câu hỏi: “Vì sao người Việt hung hãn hơn?”. Đó là câu hỏi cho thực trạng bạo lực đang diễn ra phổ biến trong xã hội. Chỉ một mâu thuẫn nhỏ như: Nhìn đểu, liếc xéo… cũng bị mất mạng như chơi. Vậy nhưng, liệu có sự khác biệt gì về câu chuyện bạo lực ở học sinh với người lớn? Phải chăng, người lớn chính là tấm gương phản chiếu của con trẻ?

 Bạo lực ở người lớn có thể lý giải do chuyện họ có nhiều uẩn ức, bất mãn trong cuộc sống đời thường dẫn đầu óc người ta mụ mị nảy sinh bạo lực. Thậm chí, họ lợi dụng lẫn nhau, cái giả – xấu – ác lên ngôi. Họ bực tức ở đâu đấy, tích tụ lại có cơ hội dồn cái khó chịu vào người khác gây xung đột.

Đặc biệt, khi có chất kích thích, con người ta sẽ liều lĩnh hơn, không biết sợ. Nói như chuyên gia xã hội học Trịnh Hòa Bình “khi đánh nhau là thể hiện tâm trạng bất ổn về trật tự xã hội hiện tại. Theo tôi không phải tất cả nhưng có một bộ phận đáng kể phản ánh xã hội bất ổn”!

 Người lớn lệch chuẩn kéo theo con trẻ cũng học theo. Thế nên mới có chuyện, học đường cũng “giàu” bạo lực? Câu hỏi đặt ra, liệu chúng ta có cần can thiệp sớm để ngăn ngừa tình trạng này không, hay cứ để trẻ con tự giải quyết mâu thuẫn của chúng một cách bản năng?

Dân sinh - Nam sinh bị đánh tử vong: Học đường thành 'đấu trường'? (Hình 2).

 Bạo lực học đường ngày cnagf gia tăng (Ảnh minh họa).

Thực tế cho thấy, ngay cả những học sinh cấp 1 cũng dễ mắc phải tâm lý đại ca, có bé thích bắt nạt những bạn học khác. Nhất là từ 9-10 tuổi, các bé hình thành những nhóm bạn không chính thức, có tâm lý kéo bè, kéo cánh (theo cảm tính) nên khi nảy sinh các sự việc dễ có tâm lý lây lan, thậm chí còn có nhiều dấu hiệu phản ứng tập thể như đánh hội đồng, chia rẽ nhóm bạn...

Đặc biệt, một số học sinh còn được cha mẹ trang bị cho điện thoại di động nên các em cũng coi đó là công cụ ghi lại “chiến tích” rồi tung lên mạng.

Bạo lực học đường- đây là vấn đề hầu hết các bậc phụ huynh và thầy cô quan tâm, nhưng không phải ai cũng tìm được câu trả lời. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, bạo lực có thể khởi nguồn từ gia đình. Có thể chính cha mẹ các em thường xuyên có hành vi bạo lực hoặc các em hay bị người lớn đánh đập.

 Những trận đánh nhau của con trẻ không thể xem nhẹ đó là trò của trẻ con. Bởi mầm mống ở tuổi nhỏ có thể để lại hậu họa lớn. Do đó, những người làm cha làm mẹ và các bậc thầy cô nên dồn tâm sức giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn.

Bạo lực ở trẻ, có 3 thiết chế phải chịu trách nhiệm: Gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà trường trong việc quản lý giáo dục trẻ em, cần phải thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác đoàn, đội. Môi trường gia đình có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách, do đó cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo. Chính quyền địa phương phải quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực. Có như vậy, nạn bạo lực mới được đẩy lùi.

Diệp Chi

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.