Nam sinh trường Nguyễn Khuyến tự tử: Áp lực tứ phía thì làm sao phát triển tự nhiên?

Nam sinh trường Nguyễn Khuyến tự tử: Áp lực tứ phía thì làm sao phát triển tự nhiên?

Mai Thị Thu Hằng

Mai Thị Thu Hằng

Chủ nhật, 15/04/2018 08:50

Đó là lời khẳng định từ TS. Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội) sau sự việc học sinh trường Nguyễn Khuyến tự tử để lại thư tuyệt mệnh vì áp lực học hành.

Câu chuyện về một nam sinh trường THPT Nguyễn Khuyến tự tử, để lại thư tuyệt mệnh với nội dung do không đáp ứng được kỳ vọng từ gia đình khiến nhiều người đau lòng.

Trao đổi với PV báo điện tử Người Đưa Tin, TS. Tâm Lý Nguyễn Tùng Lâm cho rằng hiện nay trong nhiều trường, nhiều phụ huynh vẫn giữ quan điểm cũ: Học chạy theo thành tích, điểm số, bằng cấp…và họ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con họ mà không cho chúng làm những điều mong muốn theo năng lực, sở thích.

“Khi học sinh phải chịu áp lực từ gia đình, nhà trường thì không thể phát triển một cách tự nhiên được. Em học sinh ở trường Nguyễn Khuyến cũng đã ở trong trại thái như vậy. Do kỳ vọng của bố mẹ quá lớn, không khí học đường không được thoải mái dẫn đến em đó không chịu được và tạo cảm giác thất bại trước những kỳ vọng mà gia đình, nhà trường, chính bản thân mình đặt ra.

Theo tôi nghĩ, trạng thái này không phải mới bắt đầu, mà nó tích tụ từ rất lâu rồi nên mới có suy nghĩ không thấu đáo và kết quả là câu chuyện đau lòng xảy ra”, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho biết.

Nam sinh trường Nguyễn Khuyến tự tử: Áp lực tứ phía thì làm sao phát triển tự nhiên?

TS. Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội).

Cũng theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, hiện nay đổi mới giáo dục nên tập chung phát triển toàn diện, nâng cao phẩm chất và năng lực của học sinh. Phải kết hợp song song 2 điều đó chứ không chỉ “đầu tư” vào chuyện học hành. Phải quan tâm đến sự phát triển của từng học sinh một, học sinh được học qua trải nghiệm, học qua hoạt động chứ không thể bắt các em học từ sáng đến tối. Học quá nhiều khiến học sinh mụ mẫm, không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi với bạn bè.

“Đây là một bài học để tất cả các gia đình phải rút kinh nghiệm, kỳ vọng với con nên ít hơn kỳ công với con. Nên đồng hành cùng con, chia sẻ, vui chơi cùng con, để biết con mình cần gì, muốn gì.

Trong mỗi trường học, thầy cô giáo chính là người thay thế phụ huynh chia sẻ tâm tư, tư vấn tâm lý cho các em, để mỗi học sinh có thể phát triển theo đúng năng lực và sở thích”, TS. Nguyễn Tùng Lâm phân tích.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.