Sáu phương án thiết kế cầu vượt nút giao thông Ô Chợ Dừa đã được Sở Giao thông vận tải Hà Nội (GTVT) đưa ra, trong đó có thể chia làm hai nhóm chính, cầu vượt đi trên cao và hầm chui đi ngầm theo hướng Vành đai 1. Theo phương án 1 và 1, Hà Nội sẽ xây cầu vượt trực thông theo hướng vành đai 1, chia làm 2 nhánh khi đi qua đảo giao thông hoặc cầu vượt đi lệch về phía Bắc (đường Tôn Đức Thắng), nhưng mép cầu chờm lên đảo lưu dấu Đàn Xã Tắc 1,5m. Phương án 3 xây cầu vượt trực thông theo hướng vành đai 1, đi lệch về phía Nam, phương án 4 cơ bản như phương án 3 nhưng có thiết kế bổ sung cầu nhánh đi một chiều từ Khâm Thiên qua nút Ô Chợ Dừa, nhập vào cầu chính trên đường Vành đai 1. Theo phương án 6, cầu vượt được xây theo hướng Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng. Phương án 5 là phương án xây hầm chui duy nhất, theo đó các chuyên gia xây dựng hầm chui trực thông theo hướng đường vành đai 1, đi ngầm bên dưới khu vực bảo tồn Đàn Xã Tắc.
> Giữ lại Cố đô Huế thì được tích sự gì?
6 phương án
So sánh các phương án
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh, quan điểm của Hà Nội khi xây dựng nút giao thông này là phải bảo tồn tốt nhất di tích Đàn Xã Tắc, bên cạnh đó phù hợp với quy hoạch. Chính vì quan điểm này, sở GTVT Hà Nội cho hay, nghiêng về phương án 4 với ưu điểm giải quyết được yêu cầu về ưu tiên bảo tồn di tích Đàn Xã Tắc, cải thiện được không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị. Lãnh đạo sở GTVT Hà Nội cho rằng, vấn đề tổ chức giao thông tuy có khó khăn (do cầu cong) nhưng vẫn khắc phục được để ưu tiên giải quyết yêu cầu bảo vệ di tích.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, con đường có thể uốn éo không đẹp mắt, nhưng nó cũng có những giá trị nhất định. “Các hướng dẫn viên có thể giới thiệu cho du khách, con đường uốn éo thế này vì Hà Nội quyết tâm bảo tồn di tích, nắn cầu để không ảnh hưởng đến Đàn Xã Tắc”, ông Quốc gợi í. |
GS Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, thừa nhận, nút giao thông Ô Chợ Dừa cực kỳ gây bức xúc cho dân với 2 điểm nút, và chắc chắn phải xây cầu. Ông cũng thống nhất quan điểm với Hà Nội, chọn phương án 4, bởi phương án này giải quyết được các mâu thuẫn, kết hợp hài hòa giữa giao thông và di sản.
Chuẩn bị rất nhiều tài liệu để sẵn sàng “chiến đấu”, thảo luận với những quan điểm cho rằng, địa điểm này chưa chắc đã là Đàn Xã Tắc như một số người từng đưa ra, tuy nhiên GS Tống Trung Tín, viện trưởng Viện Khảo cổ thừa nhận, “không còn gì để nói, vì Hà Nội đã đánh giá cao di tích này”. Ông Tín cho rằng, phương án 4 và 6 rất đáng lưu ý vì giữ được vùng lõi di tích.
Trong khi đó, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng tỏ ra hài lòng. Ông chia sẻ, việc xây dựng cầu vượt ở khu vực Đàn Xã Tắc tưởng như không có lối thoát vì bất đồng quan điểm, tuy nhiên, tại hội nghị này các bên đã tìm được nhiều tiếng nói đồng thuận. “Mỗi lĩnh vực chuyên môn có “lợi ích” khác nhau, vì thế cần có sự hài hòa giữa các bên.
Tìm được nhiều tiếng nói đồng thuận, nhưng không ít chuyên gia cũng băn khoăn vì “Đàn Xã Tắc kẹp giữa hai nhánh của cầu chữ Y là không chấp nhận được”, như lời ông Nguyễn Ngọc Long, phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam.
Ông Long cảnh báo “không cẩn thận cảnh quan sẽ rất khó coi vì Đàn Xã Tắc kẹp trong một hình tam giác”.
> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh
Tường Bách