Nắng nóng kéo dài đến bao giờ và khi nào có mưa?

Nắng nóng kéo dài đến bao giờ và khi nào có mưa?

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Chủ nhật, 28/04/2024 13:22

Nắng nóng kéo dài đến bao giờ là mối quan tâm của không ít người khi mà ngày hôm qua, nắng nóng đặc biệt gay gắt đã xảy ra trên hầu khắp các khu vực.

Nhiều nơi tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiệt độ ghi nhận cao kỷ lục trong tháng 4 và đã vượt qua giá trị lịch sử ghi nhận được. Tâm nóng trong đợt nắng nóng lần này nằm trên khu vực các tỉnh Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế với mức nhiệt cao nhất ghi nhận được đạt 41-42 độ có nơi trên 42 độ. Tại Bắc Bộ nhiệt độ cũng ghi nhận mức nhiệt độ cao từ 38-40 độ.

Vậy nắng nóng còn kéo dài đến bao giờ và khi nào có mưa?

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tình hình thời tiết tại 3 miền cũng có sự phân hóa rõ ràng như sau: Tại Bắc Bộ và Trung Bộ: Từ đêm 30/4-01/5: chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; ngày nắng, có nơi nắng nóng. Tại Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày tới.

Như vậy, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 01-02/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28 và 29/4, khu vực Sơn La, Hòa Bình và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39-42 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 30-35%.

Khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 40-45%.

Khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.

Cảnh báo, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến ngày 30/4. Từ ngày 1-2/5, nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Độ rủi ro thiên tai do nắng nóng cấp 1. Riêng khu vực Sơn La, Hòa Bình và từ Thanh Hóa đến Phú Yên cấp 2.

Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Lưu ý nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2-4 độ, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa.

Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của nắng nóng, các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần tăng cường áp dụng những biện pháp chống nắng, nóng như: Cần uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể. Người dân cần tránh nắng vào khoảng 11-15h vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất, nhất là những người mắc bệnh nhạy cảm với thời tiết.

Minh Hoa (t/h theo Sức khỏe & Đời sống, VTV)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.