Danh sách bao gồm những âm thanh được thu thập được từ các cuộc thám hiểm sao Mộc, sao Thổ và các thiên thể khác trong hệ mặt trời. Mặc dù ở những hành tinh này không có bầu khí quyển hoặc môi trường nào khác mang sóng âm thanh trong chân không nhưng một số dụng cụ của tàu vũ trụ lại có thể thu được những phát thải từ chúng trong hệ mặt trời.
Theo NASA, những phát thải này sau đó được truyền trở lại trái đất và chuyển thành sóng âm.
Tàu vũ trụ Juno của NASA đã bắt được “tiếng gầm” của sao Mộc khi nó đi vào từ quyển của hành tinh này ngày 24/6/2016 trong khoảng 2 giờ đồng hồ.
Để dịch được các tín hiệu vô tuyến thu thập được tại mặt trăng Ganymede của sao Mộc, các nhà khoa học đã sử dụng một phương pháp được gọi là dữ liệu âm thanh. Chuỗi âm thanh có tiêu đề “Hãy coi chừng Ganymede, mặt trăng lớn nhất của sao Mộc” trên danh sách phát hành của NASA có những tiếng ồn mạnh, đánh dấu sự xâm nhập của vệ tinh vào quỹ đạo của mặt trăng này.
Tàu vũ trụ Cassini của NASA, đã chấm dứt hoạt động 15 năm tại sao Thổ vào ngày 15/9 cũng đã thu được những phát xạ vô tuyến điện từ các hành tinh quanh đó. Theo đó, những phát thải này có liên quan chặt chẽ với cực quang gần cực của hành tinh.
Các cực quang ở sao Thổ tương tự như các ánh sáng phía bắc và phía nam của Trái đất. Chúng xảy ra khi gió mặt trời tương tác với bầu khí quyển và từ trường của hành tinh. Tàu vũ trụ Cassini cũng bắt được những tiếng sấm từ một cơn bão khổng lồ vào sao Thổ, đồng thời ghi lại những âm thanh khác biệt trong quá trình hoạt động thăm dò hành tinh này.
“Các sóng plasma, giống như sóng biển, tạo ra những tiếng ồn nhịp nhàng- với công cụ EMFISIS trên các đầu dò Van Allen của NASA, chúng ta có thể nghe được các âm thanh ngoài không gian”, NASA cho biết.
Danh sách của NASA bao gồm 22 chuỗi âm thanh được ghi lại ở bằng các tàu vũ trụ, kính thiên văn và công cụ thám hiểm vũ trụ khác.
Đ.H (Theo Space, NASA)