Theo đó, tàu vũ trụ thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (DART) sau khi lao vào tiểu hành tinh Dimorphos đã thành công trong việc thay đổi quỹ đạo của nó.
Dimorphos, có đường kính 160 m hoặc gần bằng kích thước của một kim tự tháp Ai Cập lớn, với “chiếc đuôi” sau vụ va chạm đã biến thành một sao chổi nhân tạo.
Tiểu hành tinh Dimorphos - cách Trái Đất chúng ta khoảng 11.000.000 km - vô hại đối với hành tinh chúng ta, và NASA muốn phóng tàu vũ trụ để tiến hành thử nghiệm xem liệu trong tương lai, con người có thể ngăn chặn một vụ va chạm giữa tiểu hành tinh/thiên thạch với Trái Đất bằng cách làm chệch quỹ đạo của nó hay không.
Vào ngày 26/9, tàu vũ trụ DART đã đâm vào một tiểu hành tinh Dimorphos, mà NASA hy vọng sẽ điều chỉnh được quỹ đạo của nó. "Kết quả phân tích vào thứ Ba (11/10) theo giờ địa phương đã cho thấy DART đã rút ngắn quỹ đạo tiểu hành tinh từ 11 giờ 55 phút xuống còn 11 giờ 23 phút. Việc tăng tốc chu kỳ quỹ đạo của Dimorphos lên 32 phút vượt quá dự kiến của NASA là 10 phút", Giám đốc NASA Bill Nelson cho biết.
Ông Bill Nelson cũng cho biết thêm: “Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm biện pháp bảo vệ Trái đất đầu tiên của nhân loại, và chúng tôi đã cho thế giới thấy NASA rất nghiêm túc với tư cách là người bảo vệ hành tinh này”.
Hiện nay, các nhà khoa học khẳng định rằng rất ít trong số hàng tỷ tiểu hành tinh và sao chổi thuộc hệ Mặt Trời được cho là có khả năng gây nguy hiểm cho Trái đất. Theo các nhà khoa học, không có tiểu hành tinh nào có khả năng như vậy trong vòng 100 năm tới.
Quốc Tiệp (t/h)