Nếu “cống hóa” sông Tô Lịch mất nhiều hơn được

Nếu “cống hóa” sông Tô Lịch mất nhiều hơn được

Thứ 7, 13/07/2019 | 10:15
1
Theo các chuyên gia đã có nhiều năm nghiên cứu, mức độ ô nhiễm sông Tô Lịch nhận định, việc đề xuất “cống hóa” sẽ mất nhiều hơn được.

Tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của HĐND TP Hà Nội ngày 8/7, Bí thư quận Hoàn Kiếm, ông Dương Đức Tuấn đề nghị thành phố xem xét "cống hoá" với một số sông có tính chất kênh, mương thoát nước như Tô Lịch, Kim Ngưu vì cho rằng sẽ góp phần giảm thiểu việc xả thải, tăng thêm không gian công cộng, cây xanh và hạ tầng giao thông.

Môi trường - Nếu “cống hóa” sông Tô Lịch mất nhiều hơn được

Việc đề xuất “Cống hóa” sẽ mất nhiều hơn được.

Liên quan đến vấn đề này, GS.TS.NGND. Trần Hiếu Nhuệ, nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ môi trường thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) cho biết:  “Việc đề xuất “cống hoá” sông Tô Lịch của Bí thư quận Hòa Kiếm, theo tôi, cái được duy nhất chính là có thêm diện tích hạ tầng giao thông đi lại cho người dân.

Tuy nhiên cái không được nhiều hơn, tôi lấy ví dụ ở các nước trên thế giới cũng có rất nhiều kênh, mương chảy qua trung tâm và họ trân trọng điều đó. Vì thế, theo tôi chúng ta phải giữ bằng được dòng sông Tô Lịch và tìm mọi cách cứu lấy nó. Trước đây chúng ta chưa đô thị hoá thì nước sông rất trong và thơ mộng, tuy nhiên hiện nay không chỉ sông Tô Lịch mà rất nhiều sông khác chỉ có nhiệm vụ vận chuyển nước thải hơn là điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan đô thị”.

GS.TS.NGND. Trần Hiếu Nhuệ giải thích thêm: “Nhiều chuyên gia có ý kiến cho rằng, giải pháp lâu dài giúp sông Tô Lịch "hồi sinh" là cần thu gom nước thải đưa về nhà máy xử lý, nạo vét bùn tầng đáy, sau đó lắp đặt trạm bơm công suất lớn để dẫn nước tạo dòng chảy.

Tuy nhiên, chúng ta đang tiến hành xây dựng nhà máy nước thải tại Hà Nội, đã có gần 4 năm để xây dựng nhà máy và đang gặp nhiều khó khăn, đến nay mới chỉ hoàn thiện, một số nhà máy cũng mới chỉ giải phóng được mặt bằng. Việc đưa vào sử dụng cần thời gian dài, và kinh tế sẽ tốn rất nhiều”.

Môi trường - Nếu “cống hóa” sông Tô Lịch mất nhiều hơn được (Hình 2).

GS.TS.NGND. Trần Hiếu Nhuệ, nguyên Viện trưởng Viện kỹ thuật nước và công nghệ môi trường thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam kiêm Trưởng ban Cộng đồng và Phát triển bền vững.

“Chúng tôi cũng đã theo dõi từ đầu khi đặt công nghệ Nano đến giờ, vấn đề lớn chính là kinh tế, qua các số liệu chuyên gia Nhật Bản cung cấp về hiệu quả ứng dụng công nghệ Nano, cá nhân tôi nhận thấy, công nghệ này có triển vọng, lượng bùn đã giảm từ 90cm đã xuống 40cm trong vòng 1 tháng. Đã giải quyết 2 vấn đề, nước thải chảy qua sông Tô Lịch, và lượng bùn dày tại đáy sông. Tôi cho rằng như thế này là đáng khả thi, nhưng tôi mong muốn sẽ được nhân rộng không chỉ sông Tô Lịch mà còn rất nhiều sông khác quanh TP. Hà Nội”, vị giáo sư này cho biết.

Đồng quan điểm trên, GS.TS.NGND. Ngô Đình Tuấn, chủ tịch Hội Môi trường và Tài nguyên nước Việt Nam nói: “Trước hết, muốn đưa sông Tô Lịch muốn trở lại như ngày xưa, chúng ta cần giải quyết vấn đề mùi, nguồn nước và lượng bùn”.

 TS.Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cũng phân tích: “Sông Tô Lịch không có nước cấp, tốc độ dòng chảy, tiếp nhận 280 cống thì không còn gọi là con sông nữa. Việc đưa nước từ nơi khác vào sông chỉ hiệu quả sau khi chúng ta làm sạch ô nhiễm bên trong sông, sau đó sông Tô Lịch mới tiếp nhận nước để tăng lượng nước và tạo dòng chảy, nâng mực nước lên... để dòng sông chết được hồi sinh”.

Môi trường - Nếu “cống hóa” sông Tô Lịch mất nhiều hơn được (Hình 3).

TS.Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản.

Xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch: Làm ảnh hưởng đến việc lấy mẫu công nghệ Nano Nhật Bản

Hữu Thắng- Di Hân

[Chùm ảnh] Sông Tô Lịch sau khi tiếp nhận 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây

Thứ 4, 10/07/2019 | 15:25
Dự kiến, sau khi đón nhận hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây, sông Tô Lịch sẽ được "thau rửa", sạch hơn.
Cùng tác giả

Kết quả giải trình tự gene Covid-19 của người Nhật tử vong tại Hà Nội

Thứ 4, 24/02/2021 | 14:55
Bộ Y tế giải trình tự gene cho thấy trường hợp bệnh nhân Nhật Bản tử vong thuộc nhóm lần đầu phát hiện tại Việt Nam.

Hà Nội: Dừng lễ hội Chùa Hương Tết Tân Sửu

Thứ 7, 13/02/2021 | 17:52
Để phòng chống dịch bệnh Covid-19 một cách tốt nhất, huyện Mỹ Đức đã cho dừng tổ chức hoạt động lễ hội chùa Hương trong dịp Tết Tân Sửu này.

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra đột xuất công tác chống dịch

Thứ 2, 01/02/2021 | 09:33
Tối 31/1, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đi kiểm tra đột xuất công tác chống dịch Covid-19 tại quận Nam Từ Liêm.

Hà Nội: Thêm một người dương tính Covid-19 ở quận Nam Từ Liêm

Thứ 7, 30/01/2021 | 10:33
Hà Nội sáng 30/1 có thêm một người dương tính với Covid-19, là người từ Hải Dương về.

Hà Nội báo cáo nhanh điều tra về trường hợp nghi ngờ F0

Thứ 5, 28/01/2021 | 14:09
Trung tâm Y tế quận Tây Hồ vừa có báo cáo nhanh điều tra về trường hợp nghi ngờ F0 ở phường Tứ Liên, tính đến trưa 28/1.
Cùng chuyên mục

Đắk Nông: Một chủ trang trại heo bị phạt gần 500 triệu đồng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 17:03
Tỉnh Đắk Nông vừa xử phạt một chủ trang trại heo số tiền gần 500 triệu đồng, vì có hành vi xả thải ra môi trường.

Phá 2,6ha rừng tự nhiên, doanh nghiệp bị phạt 325 triệu đồng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 08:00
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt một doanh nghiệp số tiền 325 triệu đồng, buộc thanh toán 960 triệu rồng rừng mới do phá 2,6ha rừng tự nhiên làm trạm điện

Bình Dương: Trạm bê tông chủ động khắc phục sau phản ánh của Người Đưa Tin

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:29
Liên quan đến nội dung phản ánh Trạm bê tông Nam Huy Hoàng – Chi nhánh Dĩ An nghi xả thải ra môi trường, Công ty này đã chủ động có biện pháp khắc phục sau phản ánh của Người Đưa Tin.

Hải Phòng: Xuất hiện đàn khỉ hoang “ghé thăm” các hộ dân trong phố

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Đàn khỉ hoang khoảng 3 con vừa xuất hiện tại khu vực dân cư Tây Sơn trên địa bàn phường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An, Tp.Hải Phòng.

Hải Phòng: Trăn trở tìm nguồn nước sạch cho khu vực nông thôn

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:16
Trong khi chờ nguồn cung cấp nước sinh hoạt mới bảo đảm chất lượng, nhiều hộ dân ở huyện Tiên Lãng, Tp.Hải Phòng, quay lại dùng nước giếng khoan thay vì nước máy.
     
Nổi bật trong ngày

Gia đình hoảng hốt phát hiện tổ ong khổng lồ trên ban công ở Hà Nội

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Sáng ngày 18/5, một gia đình ở Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bất ngờ phát hiện một đàn ong làm tổ ngay trên ban công nhà mình.

Dự báo thời tiết ngày 19/5/2024: Dự báo thời điểm không khí lạnh gây mưa to nhất

Chủ nhật, 19/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đắk Nông: Một chủ trang trại heo bị phạt gần 500 triệu đồng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 17:03
Tỉnh Đắk Nông vừa xử phạt một chủ trang trại heo số tiền gần 500 triệu đồng, vì có hành vi xả thải ra môi trường.

Bản tin 18/5: Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa năm học 2024-2025; Bé gái 4 tuổi nhập viện cấp cứu với cây bút còn ghim trong đầu...

Bản tin 19/5: Cả nhà 6 người có biểu hiện "lạ" sau bữa cơm tối

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
Cả nhà 6 người có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu; Hai người tử vong sau tai nạn liên hoàn...