Nên cúng tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 vào ngày, giờ nào?

Nên cúng tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 vào ngày, giờ nào?

Thứ 7, 25/01/2025 18:00

Lễ cúng tất niên thường sẽ diễn ra vào cuối năm, tuy nhiên các gia đình hoặc cơ quan có thể chọn những ngày gần cuối năm để cúng.

Cúng Tất niên là một phong tục tập quán lâu đời và mang đậm nét đẹp văn hóa, bản sắc truyền thống của người Việt Nam.

Trong ngày này, mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thật gọn gàng và tươm tất để chuẩn bị cho thời khắc cúng lễ tất niên cũng như cúng giao thừa, chuẩn bị đón năm mới.

Cúng tất niên có thể cúng vào 30 tháng Chạp nếu là năm đủ và 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Lễ cúng thường dược diễn ra vào buổi trưa hoặc chiều tối.

Những năm gần đây nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn, có nghĩa là không nhất thiết là vào ngày 30 hay 29 Tết.

Năm Giáp Thìn năm nay không có ngày 30 tháng Chạp, tất niên Giáp Thìn vào ngày 29 tháng Chạp (tức thứ Ba ngày 28 tháng 1 dương lịch).

Do đó, các gia đình có thể cúng Tất niên 2025 vào ngày 29 tháng Chạp. Tuy nhiên, tùy điều kiện, hoàn cảnh, mỗi gia đình có thể chọn ngày giờ cúng Tất niên 2025 vào các ngày trước đó.

Theo các chuyên gia phong thủy, ngày tốt, giờ đẹp cúng Tất niên 2025 có thể vào ngày:

- Ngày 26 tháng Chạp (tức 25/1/2025 dương lịch), tức ngày Giáp Ngọ, tháng Đinh Sửu, năm Giáp Thìn. Giờ đẹp ngày 26 tháng Chạp: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mẹo (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19).

- Ngày 29 tháng Chạp (tức 28/1/2025 dương lịch), tức ngày Đinh Dậu, tháng Đinh Sửu, năm Giáp Thìn. Giờ đẹp ngày 29 tháng Chạp: Tý (23-1), Dần (3-5), Mẹo (5-7), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Dậu (17-19).

Về cơ bản, cúng tất niên dù vào thời gian nào thì cũng chỉ có ý nghĩa là đón ông Táo, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu, thể hiện sự sum họp, đoàn kết, ấm cúng của gia đình. Nhưng tốt nhất bạn nên cúng vào ngày cuối cùng trong năm để đúng với phong tục từ xưa nay cha ông truyền lại.

Để cúng tất niên, các gia đình cần chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn dâng thần linh và gia tiên.

Lễ vật cúng tất niên đầy đủ thường bao gồm:

Hương và đèn: Hương tượng trưng cho các vì sao, kết nối âm dương, còn đèn đại diện cho Mặt trời và Mặt trăng. Hai vật này luôn được đặt đầy đủ trên bàn thờ để thể hiện sự tôn kính với bề trên.

Mâm ngũ quả: Quả cần phải tươi, không bị sâu, giập, không sử dụng hoa quả xanh hay giả bằng nhựa. Mâm ngũ quả được đặt ở hai bên bàn thờ, không đặt trước bát hương. Các loại quả thông dụng thường được lựa chọn gồm chuối, bưởi, thanh long, dưa hấu, xoài…

Nên cúng tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 vào ngày, giờ nào?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Món ăn truyền thống: Tùy từng vùng miền, mâm cúng tất niên sẽ có sự khác biệt về món ăn, nhưng đều hướng tới sự thịnh soạn và thể hiện lòng thành kính.

Mâm cúng Miền Bắc không thể thiếu gà luộc, xôi, bánh chưng, canh măng, miến xào, nem, dưa muối. 

Cỗ miền Trung thì có giò lụa, thịt gà, thịt heo, bánh chưng, bánh tét kèm với đĩa hành muối.

Cỗ miền Nam có canh khổ qua, chả giò, thịt kho trứng, bánh tét, củ kiệu. Các món ăn không chỉ là biểu tượng của sự đoàn tụ, mà còn mang ý nghĩa cầu mong năm mới bình an, hạnh phúc.

Mâm cúng chay: Gồm các món rau củ xào chay, canh rau củ nấu chay, bắp non, nấm rơm, nấm đông cô, đậu hà lan, đậu phụ, cà rốt, củ cải trắng; đậu phụ chiên xào nấm tươi; miến xào chay với cà rốt, nấm rơm, đậu hũ, gia vị nêm vừa phải; giò, chả chay và xôi gấc.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

Minh Hoa (t/h)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.