Nên dạy trẻ có hành động hối lỗi thay vì nói: “Xin lỗi”

Nên dạy trẻ có hành động hối lỗi thay vì nói: “Xin lỗi”

Lê Thị Duyên

Lê Thị Duyên

Thứ 5, 02/11/2017 09:00

Lời xin lỗi có giá trị trong một số trường hợp, nhưng lặp lại nhiều lần mà không có sự thay đổi tích cực trong thái độ, hành động thì đó chỉ là lời xin lỗi vô nghĩa. Do đó, thay vì liên tục nói: “Xin lỗi”, bạn cần dạy trẻ có ý thức về “hành động hối lỗi”.

Trong quá trình tương tác với mọi người, chúng ta thường khó tránh khỏi việc mắc lỗi với người khác, dù chỉ là vô tình. Trẻ em thường được dạy rằng, khi mắc lỗi, phải nhận lỗi và nói lời xin lỗi tới người đó.

Điều này dẫn đến trường hợp những lời xin lỗi nhanh chóng được phát ra ngay sau khi chúng ta mắc lỗi và nhiều trong số chúng chỉ mang tính hình thức, không thực tâm, đôi khi còn khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Dạy con ý thức có hành vi hối lỗi thay vì luôn nói ra câu: “Xin lỗi” là việc rất quan trọng với các ông bố bà mẹ. Đó cũng là cách tốt để định hình nhân cách cho trẻ sau này.

Trước tiên, chúng ta hãy luôn nghĩ rằng, trẻ em giao tiếp với tất cả mọi người theo cách riêng của chúng và giao tiếp không chỉ thông qua ngôn từ mà còn ở hành động.

Một bài viết trên trang Lifehacker về bài kiểm tra khả năng đồng cảm của trẻ cho biết, dù những trẻ mới chỉ tập đi cũng có cảm nhận về một điều gì đó theo những cách của chúng.

Gia đình - Nên dạy trẻ có hành động hối lỗi thay vì nói: “Xin lỗi”

Hãy dạy con cách "hối lối" về những sai lầm bé mắc phải (Ảnh minh họa).

Khi hai đứa trẻ chơi xếp gạch với nhau, thì một bé vô tình phá hỏng trò chơi sẽ khiến đứa bé còn lại khóc. Nhưng đứa trẻ mắc lỗi kia đã có hành động là dọn dẹp và làm lại trò chơi từ đầu, sau đó cả hai bé lại cùng nhau chơi vui vẻ và hòa đồng.

Đây cũng là biểu hiện của nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Vì thế, việc dạy trẻ có hành động hối lỗi có ý nghĩa hơn là dạy con nói ra lời xin lỗi.

Một ví dụ nhỏ như thế này, khi bé biết mình làm sai điều gì đó hoặc vô tình làm đau một ai đó, nhưng phản ứng của bé là bỏ đi để tránh gặp rắc rối.

Thay vì các bố mẹ ép trẻ phải nói lời “xin lỗi”, thì có một cách khác khiến trẻ phải có hành động hối lỗi:

Đầu tiên, bạn cần gọi con đến và thẳng thắn nói rằng con đã mắc lỗi hay làm tổn thương ai đó.

Tiếp theo, chỉ ra chính xác những gì trẻ vừa gây ra sự cố, làm cho trẻ nhận thức được vì việc làm đó của mình mà khiến người khác bị tổn thương.

Khi trẻ đã nhận thức được rồi, bố mẹ yêu cầu trẻ phải có hành động sửa chữa lỗi lầm sao cho đúng và cần trẻ đảm bảo rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trẻ gây ra những chuyện như vậy.

Cả bố mẹ lẫn bé nhà mình đều phải thể hiện được sự thấu cảm, nhưng bố mẹ luôn phải là người làm gương cho bé noi theo.

Bạn cần phải giữ được thái độ và cách hành xử chuẩn mực để làm mẫu cho bé nhiều lần để bé có thể hiểu được thế nào là hối lỗi, thế nào là bị tổn thương.

Nói cách khác, các bố mẹ cần phải dạy con đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu rõ vấn đề.

Nếu không dạy trẻ phải thấu hiểu người khác thì về sau này, con bạn rất khó có thể nhận thức được lỗi lầm của mình để đưa ra một hành động hối lỗi hay đơn giản là một lời xin lỗi.

Dù như thế nào, việc khiến trẻ phải ý thức được hành động của mình sau khi gây ra lỗi lầm với người khác là điều vô cùng quan trọng nhưng lại rất khó khăn, thay vì liên tục nói ra những câu “xin lỗi” vô nghĩa, thì những hành động hối lỗi lại thiết thực hơn với trẻ, thậm chí là với cả người lớn.

Đồng thời chúng ta cũng nên tự nói với bản thân và nhắc nhở trẻ rằng, cần nghĩ kỹ trước khi làm để tránh phải những sai lầm không đáng có hay lặp lại những sai lầm mà trước đây chúng ta đã từng.

Hà Trang (theo TipHero)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.