Đi du học hay đi học cao đẳng, đại học cũng chỉ phục vụ một mục đích duy nhất là kiếm tiền từ những việc làm chân chính, phù hợp với bản thân.
Chọn đi du học chỉ vì tin lời môi giới
Hằng năm, cứ đến ngày hướng nghiệp, ở bất kỳ trường THPT nào đều có một nhóm người làm việc ở các công ty du học về trường “định hướng nghề nghiệp” cho các em, ngoài ban tư vấn tuyển sinh của trường đó.
Nói là định hướng nghề nghiệp nhưng thực chất các công ty môi giới thường vẽ ra một bức tranh tràn đầy màu hồng với sự tự do, tự lập ở xứ người. Nhưng khi đặt chân đến đây mới thấu hết mọi khó khăn vất vả của kiếp sống “tha phương”.
Thật không thể phủ nhận những lợi ích khi đi du học vừa học vừa làm ở nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... mang lại nhưng cũng phải khẳng định cuộc sống của du học sinh “không màu hồng” như được giới thiệu. May mắn gặp được những nơi uy tín còn đỡ, nếu không cũng chẳng biết kêu trách ai.
Các bạn trẻ chọn đi du học tự túc phải đánh đổi nhiều thứ, nhất là tuổi trẻ. Các bạn chấp nhận bán tuổi thanh xuân để đi làm thuê ở xứ người. Họ làm việc không kể ngày, đêm, không ngại việc gì chỉ mong có thêm đồng ra đồng vào rồi cóp nhặt từng đồng để gửi về cho ba má trả nợ, sửa sang nhà cửa.
Áp lực về khoản vay làm chi phí xuất ngoại quá lớn khiến con “ngoan” cũng thành “hư”. Đã có không ít trường hợp bỏ bê học hành, tập trung kiếm tiền dẫu biết rằng du học sinh sẽ bị trục xuất về nước nếu làm quá giờ. Cay đắng hơn, có không ít trường hợp người Việt bị bắt vì tội ăn cắp vặt, đánh nhau... Không cần biết nguyên nhân thế nào nhưng chính những “con sâu” ấy đã làm mất đi hình ảnh đẹp của một đất nước Việt Nam, của con người Việt Nam, hơn hết là đã đẩy tình trạng của cộng đồng người Việt xa xứ vốn không thuận lợi nay lại rơi vào bế tắc.
Đó là chưa kể đến chuyện tai nạn nghề nghiệp không mong muốn nơi đất khách. Hằng năm, có không biết bao nhiêu bài báo hay những đòng status đăng lên mạng xã hội nhằm mục đích kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân đối với những nạn nhân xấu số ở phương xa. Giấc mơ đổi đời chưa thành hiện thực thì nay người thực hiện giấc mơ ấy đã đi ra mãi mãi trong tiếc thương, để lại cho người còn sống một khoản vay “khổng lồ”.
Học Cao Đẳng là giải pháp an toàn nhất
“Cử nhân còn thất nghiệp thì học Cao đẳng để làm gì?”, đó là câu nói cửa miệng đầu tiên mà bạn nghe mỗi khi buông lời: có nên học cao đẳng không? Không sai! Bởi cử nhân thất nghiệp nhiều và ngày càng tăng.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê về số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, số lao động có trình độ cử nhân thất nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất còn số lao động thất nghiệp có trình độ cao đẳng chiếm tỷ trọng nhỏ.
Cụ thể, trong quý IV/2017, số lao động có trình độ cử nhân thất nghiệp lên đến 237 nghìn người, chiếm hơn 50% trong khi số lao động có trình độ Cao Đẳng thất nghiệp chỉ có 84,8 nghìn người, chiếm 18%. Như vậy, tỷ lệ lao động thất nghiệp có trình độ cử nhân lớn gấp 3 lần tỷ lệ lao động thất nghiệp có trình độ Cao đẳng.
Điều này chứng tỏ cánh cửa sau học cao đẳng rất rộng mở. Đó là chưa kể, một số ngành “hot” như: môi trường, Cao Đẳng Dược, Cao đẳng truyền hình, cao đẳng y tế... Những ngành này luôn trong tình trạng “khát” nhân lực.
Chọn học cao đẳng thực sự là giải pháp an toàn, nhất là đối với những thí sinh không đủ năng lực để vào cửa đại học cũng không đủ điều kiện kinh tế để đi du học. Hãy nhớ rằng không có con đường thành công nào trải đầy hoa hồng mà con đường nào cũng đều phải trải qua chông gai, thử thách. Chinh phục được hay không là do chính bản thân mỗi người.
Thúy Lành