Lửa phát tiếng kêu: Hiện tượng này thường do nhân viên lắp đặt bếp gas chưa điều chỉnh chính xác bộ phận không khí, hoa sen (họng lửa) lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa bị nghẹt. Khi bắt gặp sự cố này, bạn có thể tự mình xử lý bằng cách lắp lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa.
Gas bốc mùi: Nếu ngửi thấy mùi gas dù bạn chưa bật bếp, rất có thể đường dây dẫn gas đã bị xì, khoá van bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp. Trong trường hợp mùi ga nồng nặc, có tuyết bám xung quanh bình, nhiệt độ trong phòng tăng, cần nhanh chóng mở toang cửa thông khí, đặc biệt không bật lửa hay bật tắt các thiết bị điện, tốt nhất là ngắt được nguồn điện từ xa, sau đó nhanh chóng thoát ra ngoài, gọi ngay thợ sửa chữa đến kiểm tra và xử lý.
Bếp gas không bắt lửa: Nếu dây dẫn gas bị gãy dập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn. Kiểm tra bộ đánh lửa nếu bị bẩn, bạn cần tháo kiềng bếp dùng vải khô để lau sạch bộ đánh lửa.
Lửa bị đỏ: Xử lý bằng cách thường xuyên vệ sinh bếp gas. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngọn lửa bị đỏ là do nhà mới sơn hoặc quét vôi mới. Hiện tượng này không cần xử lý, khoảng vài ngày tự nhiên sẽ hết.
Nguồn lửa bất thường: Nếu bếp ga nhà bạn không bắt lửa, ngọn lửa cháy bất thường, có mùi gas thoát ra ngoài, bạn cần lập tức tắt bếp, khoá van bình đồng thời kiểm tra lại mâm chia lửa có bị đặt lệch hay không, lau khô sứ đánh điện của bếp. Nếu không thể tự xử lý, hãy gọi thợ sữa chữa đến kiểm tra là an toàn nhất.
Vậy khi dùng bếp ga cần lưu ý thêm những gì?
Nếu ngửi thấy mùi gas đậm đặc, phải tắt bếp, khóa van bình và mở hết cửa trong nhà ra; Dùng quạt nan để “đuổi” bớt khí gas ra bên ngoài; Không nghe điện thoại, bật tắt thiết bị điện khi bị rò rỉ gas vì sẽ dễ sinh ra tia lửa điện gây nổ; Nhanh chóng rời khỏi nhà và gọi chuyên gia đến kiểm tra; Bạn có thể kiểm tra gas rò rỉ bằng cách lấy bọt xà phòng phủ kín thân van gas, dây dẫn khí gas. Nếu bị sủi bọt thì nghĩa là gas đang bị rò rỉ…
Minh Khôi (Tổng Hợp)