Nếu còn phản cảm, bộ VH,TT&DL sẽ tạm dừng 3 lễ hội chọi trâu

Nếu còn phản cảm, bộ VH,TT&DL sẽ tạm dừng 3 lễ hội chọi trâu

Đinh Lạc Thành

Đinh Lạc Thành

Thứ 6, 20/04/2018 18:37

Sáng 20/4, bộ VH,TT&DL đã tổ chức sơ kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội xuân Mậu Thân 2018. Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho rằng, nếu 3 lễ hội chọi trâu Phù Ninh, Hải Lựu và Đồ Sơn còn bạo lực và nhiều lùm xùm sẽ tạm dừng để đảm bảo lễ hội đi vào trật tự.

Sáng nay, tại Hà Nội, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội xuân Mậu Tuất năm 2018 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy. Buổi sơ kết nhằm đánh giá những kết quả, xác định điểm còn hạn chế, từ đó định hướng quản lý và tổ chức lễ hội trong thời gian tới.

Theo báo cáo sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội xuân Mậu Tuất năm 2018, hoạt động lễ hội đầu năm nay diễn ra an toàn, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Các lễ hội để xảy ra tình trạng lộn xộn, phản cảm, mang tính bạo lực, đổi tiền lẻ, đặt tiền lễ, tiền giọt dầu không đúng quy định, khấn thuê, chèo kéo khách, rút quẻ thẻ, thương mại hóa trục lợi cá nhân… đã được chấn chỉnh kịp thời.

Nếu còn phản cảm, bộ VH,TT&DL sẽ tạm dừng 3 lễ hội chọi trâu

Toàn cảnh hội nghị Sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội xuân Mậu Tuất năm 2018.

Đặc biệt tại địa phương, các lễ hội có tập tục mang yếu tố bạo lực, không phù hợp với xu thế thời đại đã chuyển đổi hình thức thực hành nghi lễ như: Lễ hội Ném Thượng (Bắc Ninh) năm thứ ba không tổ chức chém lợn giữa sân đình; hội phết Đình Đông Lai, xã Bàn Giản (Vĩnh Phúc) diễn ra an toàn không có nội dung tổ chức cướp phết mà chỉ thực hành trình diễn nghi lễ; lễ hội Đền Sóc, xã Phù Ninh, huyện Sóc Sơn năm đầu tiên thay đổi hình thức cướp lộc, không xuất hiện cảnh tranh giành cướp giò hoa tre.

Tuy nhiên, mùa lễ hội 2018 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như xảy ra những hiện tượng chen lấn, xô đẩy, giành lộc tại một số lễ hội. Đốt đồ mã, vàng mã vẫn còn nhiều tại các di tích, đền, phủ, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí, nguy cơ hỏa hoạn.

Một số cơ quan còn buông lỏng quản lý, để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm kỷ luật lao động, đi lễ hội trong giờ hành chính như: Lãnh đạo và công chức Kho bạc Nhà nước TP.Nam Định, lãnh đạo và công chức điện lực Bình Lục (Hà Nam); Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở Mỹ Lương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Hiện tượng bày và đổi tiền hưởng chênh lệch vẫn diễn ra ở một số di tích lễ hội như: Đền Sóc, Chùa Hương (TP.Hà Nội), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)...

Một số lễ hội, di tích vẫn để xảy ra tình trạng bán hàng rong, ăn xin, gây ảnh hưởng tới mỹ quan di tích; công tác vệ sinh môi trường, ùn tắc giao thông, đặt tiền giọt dầu, thu gom tiền công đức tại một số di tích chưa kịp thời...

Nếu còn phản cảm, bộ VH,TT&DL sẽ tạm dừng 3 lễ hội chọi trâu (Hình 2).

Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng cục Văn hóa cơ sở.

Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng cục Văn hóa cơ sở (bộ VH,TT&DL) cho hay, nhiều lễ hội đang bị nâng cấp và mở rộng quy mô trong khi địa phương chưa có nghiên cứu đầy đủ, chưa chuẩn bị kỹ các phương án an toàn; nhiều nơi có xu hướng biến lễ hội thành phương tiện tạo nguồn thu cho một nhóm lợi ích; còn hiện tượng đốt nhiều vàng mã gây ô nhiễm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cháy nổ…

Bà Ninh Thị Thu Hương cho rằng, năm nào bà cũng trực tiếp tham gia “nằm vùng” ở lễ hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ) và đã chứng kiến có xảy ra đánh nhau, “vỡ trận”. Địa phương vận động hơn 100 công an vào cuộc để giữ gìn an ninh trật tự nhưng không xuể.

Bà Hương cho rằng, cần đưa hình thức cướp phết trở về nguyên bản là đánh phết. Đồng thời, địa phương phải đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo vệ sinh, an toàn… nếu không, Cục sẽ đề nghị Bộ chỉ đạo địa phương tạm dừng tổ chức lễ hội.

Nếu còn phản cảm, bộ VH,TT&DL sẽ tạm dừng 3 lễ hội chọi trâu (Hình 3).

Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ tại hội nghị.

Trước câu hỏi, với những bất cập của mùa công tác lễ hội như nhiều năm qua, bộ VH,TT&DL có những giải pháp nào để chấn chỉnh việc trên? Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho hay: "Để các mùa lễ hội sau diễn ra lành mạnh, Bộ sẽ yêu cầu các địa phương quản lý chặt chẽ hoạt động cấp phép tổ chức lễ hội trên địa bàn, không cấp phép tổ chức lễ hội có nội dung kích động bạo lực.

Giảm tần suất tổ chức lễ hội. Hạn chế phục dựng những lễ hội có tập tục không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không phù hợp với đời sống xã hội hiện nay".

Nói về các lễ hội chọi trâu, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng nhấn mạnh: "Cả Hải Lựu và Phù Ninh cần sớm xây dựng đề án đổi mới mô hình tổ chức lễ hội chọi trâu ở địa phương mình. Rà soát lại hồ sơ của lễ hội này, nếu xác định đây là lễ hội truyền thống, có ý nghĩa và mục đích giáo dục thì sớm hoàn thiện hồ sơ để được xem xét. Trong trường hợp, không có căn cứ để chứng minh tính truyền thống và mang lại những giá trị giáo dục thực sự cho cộng đồng thì phải xem xét dừng để đảm bảo lễ hội đi vào trật tự".

Trong thời gian tới, Thứ trưởng yêu cầu các địa phương cùng bộ VH,TT&DL, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân giảm đốt vàng mã, đồ mã trong các di tích, nơi thờ tự, tổ chức hội thảo truyền thông rộng rãi, đề nghị các nhà khoa học vào cuộc có giải pháp, lộ trình thực hiện; tăng cường thanh tra kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hiện tượng phản cảm; luôn đề cao vai trò trách nhiệm trong quản lý, tổ chức để các lễ hội quanh năm diễn ra an toàn, nghiêm túc.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.