Nếu Mỹ cố chấp rút khỏi hiệp ước hạt nhân, Nga sẽ đòi lại "đất vàng" Alaska?

Nếu Mỹ cố chấp rút khỏi hiệp ước hạt nhân, Nga sẽ đòi lại "đất vàng" Alaska?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 01/11/2018 15:17

Với việc Washington đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF, Nga có có thể đáp trả bằng cách đòi lại vùng đất Alaska từng chuyển giao cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD năm xưa.

Tiêu điểm - Nếu Mỹ cố chấp rút khỏi hiệp ước hạt nhân, Nga sẽ đòi lại 'đất vàng' Alaska?

Nga thừa nhận Hiệp ước INF có thể sẽ chỉ còn là một phần của lịch sử.

Đáp trả Mỹ bằng chiêu bài Alaska

Sự không tôn trọng đối với Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và các thỏa thuận song phương khác cho phép Nga rút khỏi thỏa thuận năm 1867 về việc giao Alaska cho Mỹ, đồng thời yêu cầu Washington trả lại vùng đất này - nhà sử học Nikolay Starikov nêu quan điểm.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhấn mạnh tuyên bố của mình về việc đơn phương từ bỏ Hiệp ước INF và xây dựng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ nhằm ứng phó trước sức mạnh đến từ Nga và Trung Quốc.

Mặc dù không có thông báo chính thức nào được đưa ra, nhưng Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phải công nhận “một thực tế khách quan" rằng, thỏa thuận tối quan trọng đối với an ninh quốc gia của Nga sắp sửa trở thành một phần của lịch sử, theo RT.

Mỹ đang nỗ lực để biện minh cho sự rút lui của mình bằng cách tuyên bố hiệp ước INF năm 1988 đã lỗi thời do được ký kết trong một bối cảnh địa chính trị khác so với hiện tại; rằng Nga tiếp tục vi phạm thỏa thuận bằng cách phát triển các loại vũ khí bị cấm (mặc dù không có bằng chứng sai trái nào của Moscow được cung cấp); và việc rút khỏi hiệp ước này thực tế không nhắm vào Nga, nhưng là cần thiết để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc và các quốc gia khác, nơi có sự hiện diện của các tên lửa tầm trung.

Đề xuất trong một bài viết của mình, nhà sử học Starikov, đồng thời là lãnh đạo của phong trào Patriots of Great Fatherland đã gợi ý rằng, Moscow nên phản ứng trước động thái này bằng việc “tuyên bố khả năng Nga rút khỏi thỏa thuận về việc bàn giao vùng đất Alaska” cho người Mỹ từ năm 1867.

Nhà sử học nhắc nhở rằng, thỏa thuận từng khiến Alaska trở thành một phần lãnh thổ của Mỹ với giá trị 7,2 triệu USD trước đây, là Nga đồng ý nhượng quyền chứ không phải là mua bán.

Bên cạnh đó, trong thỏa thuận cũng chỉ nói về việc gán lãnh thổ cho Mỹ nhưng không nói rõ là trong bao lâu, có nghĩa là thời hạn “mãi mãi” thường thấy trong các hiệp ước ngoại giao không hề được nhắc đến ở đây.

Điện Kremlin nên giải thích động thái của mình bằng cách sử dụng cùng một lập luận và logic được sử dụng bởi người Mỹ về Hiệp ước INF, ông Starikov cho hay.

Theo ông, Nga nên nhấn mạnh rằng thỏa thuận về việc bàn giao Alaska cho Mỹ “đã lỗi thời vì nó đã được ký kết trong một thực tế địa chính trị khác”. Ngoài ra Moscow cũng có rất nhiều lý do tương tự như người Mỹ để làm hợp lý thêm cho quan điểm của mình.

Trong đó, Nga có thể chỉ trích Mỹ luôn đơn phương phá vỡ mọi thỏa thuận, bao gồm cả thỏa thuận liên quan đến Alaska (người Mỹ chưa hoàn thành tất cả các nghĩa vụ của mình).

Tiêu điểm - Nếu Mỹ cố chấp rút khỏi hiệp ước hạt nhân, Nga sẽ đòi lại 'đất vàng' Alaska? (Hình 2).

Thương vụ Alaska chỉ tiêu tốn của Mỹ 7,2 triệu USD nhưng đã mang lại lợi nhuận gấp hàng trăm lần.

Việc Nga rút khỏi thỏa thuận này không trực tiếp chống Mỹ, nhưng nhằm mở rộng các cơ hội giao dịch của Nga, điều này sẽ thuận tiện hơn để cạnh tranh với Trung Quốc về mặt thương mại.

Nga, với tư cách là quốc gia kế nhiệm Liên Xô, sẵn sàng hoàn trả 7,2 triệu USD cho Mỹ và bằng cách rút khỏi thỏa thuận nhượng quyền, còn Mỹ phải trả lại Alaska theo đúng trách nhiệm pháp lý.

Với việc là quốc gia bảo vệ quyền sở hữu của những người thừa kế Russian-American Company - có vai trò phát triển và quản lý lãnh thổ hải ngoại - Nga buộc phải công nhận thỏa thuận năm 1867 với Mỹ là vô hiệu và tuyên bố rút khỏi thỏa thuận này.

Nga nghiêm túc với Alaska

Với diện tích 1.717.856 km và dân số khoảng 740.000, Alaska là một tiểu bang của Mỹ, nằm ở cực tây bắc của lục địa Bắc Mỹ. Vùng đất này hoàn toàn tách biệt với phần còn lại của lãnh thổ Mỹ nhưng có biên giới hàng hải với Nga.

Ngay từ năm 1867, thời điểm Nga bán vùng lãnh thổ Alaska cho Mỹ, nơi đây đã nổi danh là vùng đất giàu có với nhiều mỏ vàng và khoáng sản. 50 năm sau khi có Alaska trong tay, nước Mỹ đã khai thác và kiếm lời gấp hàng trăm lần số tiền bỏ ra 7,2 triệu USD trước đó.

Hồi năm 2015, trong ngày đánh dấu kỷ niệm 147 năm thương vụ Alaska, tờ Moscow Times dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, việc "đòi lại" Alaska là một ý tưởng hoàn toàn nghiêm túc của nhiều quan chức Nga.

Trong lời nói đầu cho cuốn sách mang tựa đề "Alaska, bị phản bội và bị bán: Lịch sử của một âm mưu trong cung điện", ông Rogozin từng viết rằng thương vụ Alaska là hành động phản bội vị thế cường quốc của Nga.

Phó Thủ tướng Nga cũng nhấn mạnh nước Nga hoàn toàn có thể lấy lại vùng đất này trở về quyền sở hữu của mình.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.