Móng tay có hình bán nguyệt lớn
Thông thường, mọi người chúng ta đều có hình bán nguyệt trên móng tay, mặc dù không phải móng của ngón tay nào cũng có. Nhiều người có thể chỉ thấy hình bán nguyệt trên móng của ngón tay cái.
Thoạt nhìn hình bán nguyệt này như là một bộ phận của móng tay, trên thực tế thì chúng thuộc phần da ngay dưới móng tay. Một hình bán nguyệt bình thường, khỏe mạnh sẽ có hình lưỡi liềm, màu trắng ngà, và cao khoảng 1/5 độ dài của móng tay. Nếu bạn nhận thấy hình bán nguyệt có kích thước lớn hơn bình thường thì có thể bạn đang gặp vấn đề với gan.
Móng tay nham nhở
Đầu móng trở nên nham nhở thường gặp ở những người có thói quen cắn móng tay thường xuyên. Khi đó móng liên tục chịu những tổn thương từ thói quen không tốt này dẫn đến nham nhở như bị gặm nhấm. Ngoài ra móng nham nhở còn gặp trong bệnh lý ở móng đó là nấm móng.
Móng tay nâu
Bạn có thể đang bị suy dinh dưỡng hoặc mắc bệnh về tuyến giáp. Móng tay có một nửa trắng ở phía dưới và nửa nâu ở trên có thể là một dấu hiệu của suy thận, suy giảm miễn dịch hoặc xuất hiện sau khi hóa trị.
Móng giòn, dễ gãy
Dấu hiệu này ở móng tay báo hiệu sự lão hóa đang diễn ra trong cơ thể, hay là hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với các chất tẩy rửa hoặc sơn móng tay, đặc biệt ở phụ nữ.
Đôi khi, đây là biểu hiện của bệnh nấm móng, địa y Planus (một loại nhiễm nấm dẫn đến phát ban ngứa trên da hoặc trong miệng), bệnh vảy nến hay vấn đề về tuyến giáp.
Trong ít trường hợp tương đối nghiêm trọng, móng tay giòn gãy là dấu hiệu của bệnh viêm khớp phản ứng, là một dạng đau đớn của viêm khớp.
Móng tay có vết đen
Hãy lưu ý, vết đen trên đầu móng tay của bạn có thể chỉ đơn giản là dấu hiệu bạn đã già đi. Tuy nhiên, theo thông tin từ phòng khám Mayo Clinic ở Mỹ, đây cũng có thể là bệnh gan, suy tim sung huyết hoặc bệnh tiểu đường.
Nếu nó là một chẩn đoán của bệnh tiểu đường, các chuyên gia nói rằng, bạn cần phải đến gặp bác sỹ để được tư vấn cách chăm sóc móng ngăn chặn tổn thương.
Tiểu Chiến (Tổng Hợp)