Chuyên gia: Nếu vẫn duy trì độc quyền vàng SJC sẽ khiến chênh lệch rất lớn về giá

Chuyên gia: Nếu vẫn duy trì độc quyền vàng SJC sẽ khiến chênh lệch rất lớn về giá

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 25/01/2024 | 14:34
0
Chuyên gia cho rằng, việc duy trì độc quyền SJC sẽ tạo sự chênh lệch rất lớn trong khi ở nước ngoài, ngân hàng Trung ương không trực tiếp quản lý vàng.

Tại toạ đàm “Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 25/1, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nói rằng, theo thông lệ quốc tế, người ta coi vàng là một loại hàng hóa, và quy định có 2 loại vàng là vàng vật chất và vàng phi vật chất.

“Vàng vật chất bao gồm vàng thỏi, vàng miếng, đồng tiền vàng, trang sức. Còn vàng phi vật chất bao gồm vàng tài khoản và các chứng chỉ về vàng được giao dịch rất thông dụng trên thị trường”, ông Hùng cho hay.

Trong Nghị định 24/2012 chỉ đề cập đến vàng vật chất, đặc biệt vàng miếng được chọn là thương hiệu quốc gia và được Nhà nước độc quyền sản xuất và kinh doanh.

Trên thế giới, kể cả các nền kinh tế lớn, các ngân hàng Trung ương không quản lý trực tiếp về kinh doanh vàng bởi họ quan niệm vàng là một loại hàng hóa thông thường.

Các ngân hàng Trung ương ở các nước chỉ có vai trò dự trữ quốc gia, điều phối vàng như một công cụ để bảo đảm an ninh tiền tệ. Như vậy, ngân hàng Trung ương ở các nước không trực tiếp quản lý vàng.

Chính vì thế, vai trò của ngân hàng Trung ương trong Nghị định 24 phát huy rất tốt trong thời điểm mà thị trường vàng lộn xộn.

“Nếu hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì việc độc quyền sẽ dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về giá vàng. Tại Việt Nam, người dân coi vàng như là một phương tiện để tích trữ và phòng ngừa lạm phát, rủi ro. Nhưng chúng ta cũng thấy, đến bây giờ, giá trị đồng tiền Việt Nam rất ổn định, tỉ giá cũng rất ổn định”, ông Hùng nói.

Kinh tế vĩ mô - Chuyên gia: Nếu vẫn duy trì độc quyền vàng SJC sẽ khiến chênh lệch rất lớn về giá

 Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (Ảnh: VGP).

Chính vì thế người dân không dùng vàng để làm phương tiện thanh toán và không có khái niệm "vàng hóa". Trên thị trường, người dân cũng không còn sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

Vì vậy, theo chuyên gia, nếu Việt Nam không khuyến khích người dân tích trữ vàng miếng nữa, theo chủ trương của Nhà nước là tập trung vào sản xuất trang sức để tăng giá trị thặng dư, tập trung vốn vào sản xuất và xuất nhập khẩu, thì phải xem xét lại cách thức quản lý thị trường vàng hiện nay.

"Nếu chúng ta quan niệm giống như các nước trên thế giới, vàng là một loại hàng hóa thì Ngân hàng Nhà nước không quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa", ông Hùng nhận định.

Đồng quan điểm, GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng, Nghị định số 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời năm 2012. Thời điểm đó, vàng đang được coi như một phương tiện thanh toán, gần như là tiêu dùng vàng thay cho tiền; hầu như những quan hệ gì giá trị lớn là quy thành vàng.

Tuy nhiên, theo ông Cường, đến nay, tình hình đã thay đổi rất nhiều về kinh tế vĩ mô, về quan hệ tài chính, tiền tệ, quan hệ quốc tế… Nghị định 24 quy định rất chặt chẽ rằng Nhà nước là cơ quan độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Ông Cường cho rằng, thực tế những năm qua, tâm lý của người dân với mong muốn tích trữ vàng để đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro. SJC được xác định là vàng thương hiệu quốc gia thì đương nhiên người dân tích lũy sẽ chọn vàng tin cậy nhất.

"Tích lũy bao giờ cũng đảm bảo an toàn nhất nên người ta đều mong muốn mua, tích lũy, sở hữu vàng SJC. Trong khi cung không có mà cầu có thực thì đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và giá vàng sẽ tăng", ĐBQH Hoàng Văn Cường nói.

Kinh tế vĩ mô - Chuyên gia: Nếu vẫn duy trì độc quyền vàng SJC sẽ khiến chênh lệch rất lớn về giá (Hình 2).

GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội (Ảnh: VGP).

Ông Cường cho rằng, việc Việt Nam không cân bằng được giữa thị trường vàng trong nước và thế giới dẫn đến tình trạng thế giới có thể tăng một chút thì trong nước tăng rất cao. "Điều này là rất phi lý. Khi có tình trạng không liên thông dẫn đến tăng mạnh như vậy, hậu quả xảy ra sẽ rất lớn", ông nói.

Chênh lệch giá vàng lớn có thể khiến những người có nhu cầu sở hữu vàng, cất trữ vàng sẽ bị thiệt hại, phải mua vàng với một cái giá rất cao. Khi giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch nhiều đến như thế sẽ sinh lợi cho việc nhập lậu, buôn lậu vàng.

Vị ĐBQH cho rằng, trong tình hình hiện nay, rất cần có sự thay đổi về phương thức quản lý thay đổi, sửa đổi quy định Nghị định số 24.

“Nhà nước có thể cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất vàng miếng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Khi cung được tự do, được cạnh tranh bình đẳng thì người dân tiếp cận vàng tích lũy sẽ dễ hơn, sẽ không còn tình trạng khan hiếm nữa", ông Cường lý giải.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng đề xuất mở thêm các hình thức kinh doanh vàng qua tài khoản thì khi đó sẽ không bị lệ thuộc quá vào việc nhập khẩu và có thể sử dụng các công cụ như công cụ phái sinh sẽ cân đối được ngay cung cầu.

Theo chuyên gia, khi chúng ta giao dịch vàng trên tài khoản thì người dân không nhất thiết phải mang vàng về nhà, không phải mất công cất trữ, vàng đó được lưu thông ở trên thị trường. Qua đó, sẽ tạo ra sinh lợi, tạo nguồn vốn đưa vào lưu thông, mang lại nhiều tác động tốt cho nền kinh tế cũng như đảm bảo lợi ích của mỗi người dân.

Có 500 triệu đồng, nên mua vàng miếng SJC hay vàng nhẫn cất két làm của để dành?

Thứ 4, 17/01/2024 | 05:45
Với số tiền 500 triệu đồng chuẩn bị đáo hạn ngân hàng, vợ chồng chị Tần quyết định mang hết đi mua vàng. Tuy nhiên, băn khoăn mãi, chị Tần vẫn chưa biết nên mua vàng nhẫn hay vàng miếng SJC.

SJC độc quyền thương hiệu vàng miếng quốc gia đến bao giờ?

Thứ 5, 09/06/2022 | 09:42
Nghị định 24 về chống vàng hóa đã có hiệu lực 10 năm cho phép NHNN độc quyền vàng miếng, giá vàng khi đó chỉ 30 triệu đồng/lượng, nay đã tăng lên gần 70 triệu đồng.

Đề xuất Nhà nước độc quyền huy động vàng miếng

Thứ 4, 06/12/2017 | 06:46
Độc quyền huy động vàng miếng là nội dung sửa đổi quan trọng trong dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến.
Cùng tác giả

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:33
Hiện nhiều tỉnh, thành phố lớn tập trung nhiều KCN như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An có tỉ lệ thực hiện nhà ở xã hội thấp so với mục tiêu của Đề án.

Trình Quốc hội xem xét cho Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:04
Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục, phân công cơ quan thực hiện xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng: Rút giấy phép DN mua bán vàng không có hóa đơn điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:02
Thủ tướng nêu rõ, đến ngày 15/6 tới đây, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.
Cùng chuyên mục

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.