Nga giỏi ra đòn "chớp nhoáng", NATO và Mỹ mà khinh thường sẽ "thua đau"?

Nga giỏi ra đòn "chớp nhoáng", NATO và Mỹ mà khinh thường sẽ "thua đau"?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 3, 18/12/2018 19:13

Với sự triển khai quân sự lỏng lẻo hiện tại, liên minh quân sự phương Tây sẽ thất bại ngay trong đợt tấn công đầu tiên, trước khi cả quân viện trợ tới giúp sức.

Quân sự - Nga giỏi ra đòn 'chớp nhoáng', NATO và Mỹ mà khinh thường sẽ 'thua đau'?

Các chuyên gia phương Tây thừa nhận NATO khó làm chủ được tình hình trong trường hợp Nga tấn công bất ngờ.

NATO không đỡ nổi đòn đánh chớp nhoáng từ Nga

Theo một bài viết từ Hội đồng Đại Tây Dương, trung tâm phân tích các vấn đề quốc tế nhận định, Nga được đánh giá là có khả năng đánh bại các lực lượng Mỹ và NATO triển khai ở tiền tuyến một cách chớp nhoáng, đồng thời dễ dàng chiếm giữ lãnh thổ trước cả khi quân tiếp viện đồng minh đến nơi yểm trợ.

Trong bài báo ngày 13/12 với tựa đề, Răn đe thường trực: Cải thiện sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Bắc Trung Âu”, cựu Tư lệnh đồng minh tối cao NATO Philip Breedlove và cựu Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow đề xuất “sự kết hợp được hiệu chỉnh một cách cẩn thận giữa triển khai quân thường trực và luân phiên ở Ba Lan, cũng như mở ra khu vực rộng lớn hơn", nhằm ngăn chặn Nga và củng cố sức mạnh liên minh.

Breedlove và Vershbow cảnh báo rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đẩy mạnh trật tự thế giới trở về thời hậu Chiến tranh Lạnh. Hai nhân vật này cáo buộc về cái gọi là hành động chiếm đóng, kiểm soát của Nga ở khu vực Georgia và Ukraine, sự tích tụ quân sự ở Quân khu phía Tây và Kaliningrad, cùng với việc tiến hành chiến tranh hỗn hợp, bao gồm sử dụng công cụ thông tin trên mạng xã hội nhằm quấy phá xã hội phương Tây để tăng cường sự bất ổn.

Lầu Năm Góc cũng đang chuyển sang chuẩn bị cho sự trở lại của cái gọi là “sự cạnh tranh giữa các cường quốc lớn” và đang điều chỉnh các lực lượng để chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng với một quốc gia lớn như Nga hoặc Trung Quốc.

Các tác giả của bài viết cho biết, Mỹ và NATO đã thực hiện các bước đi nói trên kể từ năm 2014 để đáp trả và ngăn chặn cái gọi là “các hành động khiêu khích” của Nga.

Mỹ đang luân chuyển một lữ đoàn chiến đấu bọc thép đến châu Âu cứ sau chín tháng và trang bị cho một đội thứ hai sẽ triển khai từ Mỹ trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

NATO đang triển khai bốn nhóm chiến đấu đa quốc gia gồm khoảng 1.200 binh sĩ cho mỗi quốc gia vùng Baltic và Ba Lan thông qua sáng kiến ​​Tăng cường hiện diện. Sự răn đe này đã được thông qua bởi thỏa thuận tại Hội nghị thượng đỉnh Warsaw 2016, nhằm mục đích cho Nga thấy rằng bất kỳ hành động gây hấn nào cũng sẽ bị đáp trả bởi các lực lượng liên minh cùng với các lực lượng địa phương.

Tuy nhiên các nhóm chiến đấu và cả lữ đoàn chiến đấu của Mỹ đang thiếu một kế hoạch chiến đấu phối hợp toàn diện, cùng các yếu tố cần thiết như tình báo, giám sát và trinh sát, phòng không và tên lửa, đi kèm với hỏa lực tầm xa như pháo. Và điều này khiến họ dễ bị tổn thương.

Theo hai tác giả Breedlove và Vershbow, “chỉ cần một cuộc tấn công thông thường của Nga, đặc biệt khi không có sự cảnh báo từ trước, đã đủ để đánh bại các lực lượng NATO và Mỹ trước khi quân tiếp viện kịp thời được đưa tới”.

Tình hình sẽ càng trở nên khó khăn hơn đối với NATO và Mỹ khi quá trình kiểm soát lãnh thổ nhanh chóng của Nga có thể khiến liên minh rơi vào thế sự đã rồi, gây ra sự chia rẽ và làm tê liệt việc ra quyết định trước khi quân tiếp viện có thể đến.

Ba Lan là vị trí trọng yếu

Quân sự - Nga giỏi ra đòn 'chớp nhoáng', NATO và Mỹ mà khinh thường sẽ 'thua đau'? (Hình 2).

Mỹ cần nâng cấp sự hiện diện về không quân và hải quân ở Ba Lan.

Trong quan điểm của mình, hai tác giả Breedlove và Vershbow khuyến nghị Mỹ cần tăng cường sự hiện diện tại Ba Lan, đây là khu vực chính đảm bảo cho nỗ lực của NATO trong việc bảo vệ vùng Baltic. Ngoài ra điều này cũng sẽ dẫn đến các yếu tố mở đường cho Mỹ tiến hành triển khai quân sang Ba Lan vĩnh viễn.

Theo đó, Mỹ cần nâng cấp sự hiện diện ở Poznan, Ba Lan thành tổng hành dinh cho sư đoàn của Mỹ. Nơi đây sẽ là nơi triển khai lực lượng vĩnh viễn mà không bị phụ thuộc, đồng thời sẽ là trung tâm chuyển quân nhanh chóng từ châu Âu và Mỹ đến Ba Lan và các nước vùng Baltic trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. 

Mỹ cũng nên mở rộng đường băng tại Powidz, xây dựng một địa điểm để tiếp nhận một lữ đoàn vào năm 2023, trở thành nơi lưu trữ nhiên liệu và đạn dược mới.

Không quân Mỹ cũng cần tăng cường sự hiện diện ở Ba Lan, bài viết nhấn mạnh. Lực lượng không quân của Mỹ tại căn cứ Lask, nơi có các máy bay như F-16, nên được mở rộng và luân chuyển các máy bay chiến đấu và máy bay chở hàng tốt hơn, đồng thời hỗ trợ triển khai cho các lực lượng không quân khác của đồng minh khác.

Ngoài ra, quân đội Mỹ nên thành lập một trụ sở mới cho một lữ đoàn hàng không chiến đấu ở Ba Lan để hỗ trợ các nhiệm vụ huấn luyện trên toàn khu vực.

Cũng theo hai tác giả, hải quân Mỹ nên có các tàu khu trục tại Đan Mạch, với các cuộc tuần tra liên tục ở biển Baltic cũng như các chuyến thăm tới các cảng của đồng minh trong khu vực.

Các cuộc tuần tra cần được bổ sung với các nhiệm vụ có thể bao gồm các hoạt động chống tàu ngầm, nhận thức về tình hình hàng hải, hoạt động đổ bộ và chống xâm nhập/chống tiếp cận. Mỹ cũng nên thiết lập một phân đội hải quân nhỏ ở Gdynia, Ba Lan, để hải quân dễ dàng thường xuyên ghé thăm nơi này và các cảng khác ở Biển Baltic.

Tuy nhiên, bài viết cho rằng Mỹ không nên tự mình bỏ chi phí cho toàn bộ các kế hoạch nói trên. Lời đề nghị trị giá 2 tỷ USD của Ba Lan vào đầu năm nay để hỗ trợ một căn cứ lâu dài của Mỹ là một điểm khởi đầu tốt và có thể được sử dụng để xây dựng các cơ sở lâu dài hơn. Nhưng hóa đơn cuối cùng có thể sẽ vượt quá 2 tỷ USD.

Và chỉ huy đồng minh tối cao của NATO nên vạch ra kế hoạch chuyển giao quyền lực của Bộ Tư lệnh Châu Âu ở Ba Lan sang chỉ huy NATO, để trong trường hợp một cuộc tấn công xảy ra đối với một thành viên liên minh, nó sẽ kích hoạt điều khoản về phòng thủ tập thể.

Breedlove và Vershbow nhấn mạnh rằng những thay đổi nói trên sẽ không vượt quá thỏa thuận về những gì cấu thành nên lực lượng chiến đấu trong Đạo luật Sáng lập quan hệ NATO-Nga năm 1997, nhằm trấn an Nga rằng việc mở rộng NATO sẽ không đe dọa quân sự đối với nước này.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.