Nga: Hệ thống hầm ngầm tuyệt mật và những công trình gây tò mò nhất

Nga: Hệ thống hầm ngầm tuyệt mật và những công trình gây tò mò nhất

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 6, 23/06/2017 10:03

Ngoài các công trình ngầm dành cho giới lãnh đạo cấp cao, Nga còn được cho là xây dựng hầm trú ẩn hạt nhân với sức chứa lớn cho người dân.

Những công trình gây tò mò nhất thế giới

Nga được cho là đang xây dựng rất nhiều hầm chỉ huy hạt nhân mới dưới lòng đất. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy Moscow đang đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa các lực lượng chiến lược. Giới tình báo Mỹ nhận định, các công trình xây dựng đã được tiến hành trong nhiều năm qua với số lượng “hàng chục” hầm ngầm bí mật ở Moscow và khắp nước Nga. 

Thông tin về những hầm ngầm bí mật này chỉ được hé lộ sau khi tướng lục quân Curtis Scaparrotti, Tư lệnh bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ, cảnh báo Nga mới thông qua một học thuyết sử dụng hạt nhân mà ông nhận định là “rất đáng báo động”. Cũng có quan điểm tương tự, ông Mark Schneider, cựu quan chức phụ trách chính sách hạt nhân của bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga vài năm trước cũng đề cập việc tăng cường những biện pháp bảo vệ nhân dân trong trường hợp xảy ra tấn công hạt nhân.

Tháng 3/1997, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) từng tiết lộ thông tin mật về một hệ thống tàu điện dưới lòng đất nối tư dinh của Tổng thống Nga thời đó là ông Boris Yeltsin ở ngoại ô Thủ đô Moscow với một trung tâm chỉ huy của giới lãnh đạo nước này. Báo cáo của CIA nhận định, mục đích của các công trình hầm ngầm ở Moscow là “để duy trì sự lãnh đạo liên tục nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra”.

Tiêu điểm - Nga: Hệ thống hầm ngầm tuyệt mật  và những công trình gây tò mò nhất

Nga được cho là đang xây dựng rất nhiều hầm chỉ huy hạt nhân mới dưới lòng đất. 

Theo báo cáo, công trình này là một “sở chỉ huy chiến lược, có khả năng tồn tại trong trường hợp xảy ra tấn công hạt nhân tại núi Kosvinsky”, nằm sâu trong dãy Ural cách Moscow khoảng 1.400km về phía Đông.

“Công trình ở núi Kosvinsky dường như cung cấp cho Nga phương tiện sẵn sàng để trả đũa một cuộc tấn công hạt nhân”, báo cáo của CIA nhận định. Những ảnh chụp từ vệ tinh về núi Yamantau, cách Moscow chừng 1.400km về phía đông của Moscow, gần thị trấn Beloretsk cho thấy sự phát triển của một “tổ hợp nằm sâu dưới lòng đất” và những công trình hỗ trợ mới trên mặt đất tại khu vực này.

Ngoài ra, người Nga cũng được cho là đang xây dựng hoặc cải tạo 4 khu phức hợp trong lòng đất Moscow để làm nơi đón tiếp các lãnh đạo cấp cao của nước này trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột hạt nhân. CIA cũng tìm thấy một hầm ngầm tại vùng Voronovo, cách Moscow khoảng 75km về phía nam. Đây được xác định là nơi để các nhà lãnh đạo Nga sử dụng trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra. Một hầm ngầm khác ở vùng Sharapovo, cách Moscow khoảng 55km, được kết nối trực tiếp bằng một hệ thống tàu điện ngầm đặc biệt.

Dữ liệu về hầm ngầm dành cho giới lãnh đạo Nga phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra, luôn được giữ kín. Tất cả các hầm ngầm và thành phố bí mật này đều được cục An ninh liên bang (FSB) giám sát. Tuy nhiên, một số cơ sở bí mật thời Xô Viết gần đây đã được giải mật, chẳng hạn hầm ngầm Brezhnev ở Moscow trong lĩnh vực hàng không.

Và theo ủy ban An ninh liên bang Nga, một thành phố ngầm dưới lòng đất với sức chứa tới 15.000 người cũng được xây dựng ở Ramenki, Moscow. Thành phố này được cho là có hệ thống điện, nước và thông khí.

Giải mật nguồn tin

Ngoài các công trình ngầm dành cho giới lãnh đạo cấp cao, Nga còn được cho là có xây dựng hầm trú ẩn hạt nhân với sức chứa lớn phòng chiến tranh. Hầm trú ẩn hạt nhân số 1 tại Moscow là một điển hình. Hầm ngầm này có thể che chắn cho 2.700 người nếu thảm họa tấn công hạt nhân xảy ra.

Nằm ở độ sâu gần 200m dưới mặt đất với các bức tường thép dày hơn 0,6m, hầm trú ẩn hạt nhân số 1 được cho là nơi “bất khả xâm phạm” nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân trở thành hiện thực. Nếu xuống hầm, mỗi người dân có khẩu phần 3 bữa ăn và 3 lít nước mỗi ngày. Hầm cũng gắn máy điều hòa, 75 nhà vệ sinh và một nhà tắm rộng, đủ cho 200 người tắm cùng lúc.

Ngoài những hầm ngầm, nhiều công trình công cộng ở Nga cũng được giao nhiệm vụ đón người dân đến trú ẩn trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra. Tháng 10/2016, ban lãnh đạo của sân vận động Zenit Arena, sân vận động cỡ lớn được xây dựng ở St. Petersburg, Nga để chuẩn bị cho World Cup 2018 nhận được yêu cầu từ bộ Tình trạng khẩn cấp Nga về việc nhanh chóng phải chuẩn bị chỗ trú ẩn an toàn cho người dân trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Cuối tháng 9/2015, lãnh đạo thành phố Perm, thành phố có tới 1 triệu dân ở khu vực Ural của Nga cũng cho biết đã chuẩn bị các điểm trú ẩn để nhân viên có thể làm việc ngay cả trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Hầm trú bom liên tục được nâng cấp, mặt nạ phòng độc cũng được thử nghiệm, các kế hoạch phòng thủ dân sự thời Xô Viết được đẩy mạnh trong nỗ lực giúp lãnh đạo và người dân nước này tồn tại phòng khi một cuộc chiến tranh hạt nhân xuất hiện.

Xem thêm >> Nga được cho là đang xây dựng rất nhiều hầm chỉ huy hạt nhân mới dưới lòng đất. 

Đào Vũ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.