Một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Mục đích chính của các hoạt động là để kiểm tra sự sẵn sàng của các đơn vị quân đội để thực hiện nhiệm vụ được giao và đánh giá mức độ đào tạo cán bộ và chuẩn bị kỹ thuật cũng như trình độ trang bị của các đơn vị và thiết bị quân sự”.
Báo Nga Rossiyskaya Gazeta mô tả cuộc tập trận là "đợt kiểm tra tính sẵn sàng chiến đấu lớn nhất trong lịch sử hiện đại của quân đội Nga".
Nhiều quan chức Nga nhấn mạnh rằng lực lượng tham gia tập trận không biết được điểm cuối cùng hay mục tiêu rõ ràng nhằm làm cho cuộc tập trận gần với thực tế hơn.
Các quan chức cũng nhấn mạnh rằng các cuộc tập trận quân sự không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể, mà chỉ hướng tới tăng cường sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga.
Lục quân Nga chuẩn bị cho cuộc tập tận
Điều này dường như được đặt ra khi tổng thống Putin đến thăm quân đội tham gia tập trận trên đảo Sakhalin, gần phía bắc Nhật Bản.
Theo The Diplomat, một vị tướng về hưu của Nga nói: "Phần tập trận ở Sakhalin là nhằm mô phỏng một cuộc tấn công giả định của Nhật Bản và quân đội Mỹ."
Nga và Nhật Bản tranh chấp quần đảo Kuril. Mặc dù kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Shinzo Abe đã nỗ lực giải quyết tranh chấp này để hướng sự chú ý của cả hai bên đến sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương tham gia cuộc tập trận lịch sử
Tương tự, Alexander Khramchikhin, một nhà phân tích quân sự Moscow nói với đài truyền hình Anh "Phần tập trận trên mặt đất là hướng vào Trung Quốc, trong khi tập trận trên biển, hải đảo là một phần nhằm vào Nhật Bản." Ông Khramchikhin cho rằng cuộc tập trận có mục tiêu để Trung Quốc khỏi nhòm ngó vào vùng Viễn Đông.
Cuộc tập trận là minh họa sống động cho mối quan hệ Nga-Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề bất chấp những cải thiện đáng chú ý gần đây như hợp tác năng lượng và hợp tác quân sự (ít ngày trước, Nga và Trung Quốc đã tổ chức tập trận hải quân chung lớn nhất từ trước tới nay.
TT Putin đến Viễn Đông giám sát cuộc tập trận
Đặc biệt, như Diplomat bình luận, nhiều quan chức Nga rất nghi ngờ Trung Quốc đang có chiến lược dài hạn thôn tính vùng Viễn Đông của Nga. Số người Trung Quốc nhập cư vào khu vực này tăng mạnh trong những năm gần đây. Vassily Mikheev, Phó giám đốc của Viện Kinh tế Thế giới và Chính trị (IMEMO) thuộc Học viện Khoa học Nga, nói với các học giả người Mỹ David Shambaugh trong năm 2009: "Có cảm giác rằng Trung Quốc muốn chinh phục Viễn Đông nước Nga".
Các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ trong thế kỷ 19, cũng đã sử dụng chiến lược tương tự để mở rộng lãnh thổ của mình.
Phong Dao (Theo Diplomat)