Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng quốc Mỹ Jim Mattis mới đây đã nói rằng Mỹ chưa có ý định hợp tác quân sự với Nga ở thời điểm hiện nay.
Đây là tuyên bố mạnh mẽ nhất của chính quyền Mỹ về triển vọng hợp tác quân sự với Nga và điều này cho thấy sự hợp tác trong cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS) giữa hai nước khó có thể xảy ra sớm.
Trước đó, trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump đã nhiều lần nói về khả năng hai nước hợp tác hành động chống lại các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Chính quyền Trump cũng luôn biểu hiện nhiều động thái để xích lại gần hơn quan hệ quân sự giữa Mỹ và Nga nhằm xây dựng sự hợp nhất vững chắc trên mặt trận chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tại Syria.
“Nga và Mỹ hiện chưa có sự hợp nhất về lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị của hai nước sẽ nhanh chóng xây dựng một nền tảng chung của hai nước”, ông Jim Mattis nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm tại trụ sở của NATO, Brussels xung quanh các trăn trở về vụ tấn công mạng trong bầu cử Mỹ.
Vài giờ sau phát ngôn của ông Mattis, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vì lợi ích chung mà hai nước cần phải khôi phục lại thông tin liên lạc của tình báo hai bên.
“Đây là lợi ích của hai nước nhằm khắc phục hiểu lầm hai nước. Rõ ràng, cần phải nhanh chóng thúc đẩy các thảo luận từ các nhóm quốc tế chung tay chống lực lượng khủng bố.”, ông Putin cho biết.
Lâu nay, các cơ quan tình báo Mỹ vẫn buộc tội Nga và đưa ra kết luận, chính Nga tấn công và làm rò rỉ email của Đảng dân chủ trong chiến dịch bầu cử Mỹ hồi tháng 11 nhằm giúp ông Trump giành chiến thắng.
Việc từ chức của cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, nhân vật được xem là sợ dây kết nối giữa Mỹ và Nga lại đưa ra giả thiết rằng, sẽ khó khăn cho Moscow đến gần Mỹ.
Ông Flynn đã từ chức sau khi thừa nhận đã có thảo luận riêng về lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga trước khi ông Trump nhậm chức và sau đó “lừa dối” phó Tổng thống Mike Pence về vấn đề này.
Khi được hỏi liệu ngài có tin rằng Nga đã can thiệp vào bầu cử Mỹ, ông Mattis đã trả lời: “Hiện tại, tôi sẽ chỉ có thể nói rằng, có rất ít nghi ngờ về Nga có can thiệp”.
Một trợ lý của điện Kremlin cũng cho biết khó có một cuộc họp khả quan giữa ông Trump và ông Putin. “Chưa có chương trình cụ thể nào về cuộc gặp và cũng chưa biết được thông tin rõ ràng nào cả”, hãng tin Interfax trích dẫn từ Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov.
Hôm 17/2, người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho rằng Nga không thất vọng khi có những thông tin về việc mối quan hệ Mỹ-Nga chỉ mới đang phát triển dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Ông Peskov nhấn mạnh, Nga không nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng và cũng không nuôi dưỡng những ảo tưởng.
Theo quan điểm của phía Nga, triển vọng quan hệ Nga-Mỹ chỉ có thể đánh giá được sau khi khi các nhà lãnh đạo hai nước gặp nhau.
Ông Mattis từng cáo buộc Nga phá vỡ quan hệ đồng minh NATO trước đó. Chia sẻ tại phiên họp kín tại trụ sở NATO vào hôm 15/2, ông Mattis cho rằng, việc hợp tác Nga và Mỹ là thực sự cần thiết.
Tân bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho biết sự kiện Nga sáp nhập Crimea đã khiến quan hệ Nga – Mỹ xuống mức thấp nhất sau chiến tranh Lạnh. Ông cũng cho hay Nga-Mỹ cần đàm phán và hợp tác nhiều hơn về lĩnh vực quân sự.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết Nga sẵn sàng khôi phục quan hệ hợp tác quân sự với Lầu Năm Góc, nhưng không chấp nhận sự bất bình đẳng và thái độ "bề trên" của Mỹ.
Theo ông Shoigu, những nỗ lực của Mỹ nhằm khối phục đối thoại với Nga dựa trên quan điểm "bề trên" là vô ích và không thể chấp nhận.
Theo giới phân tích, việc đạt được những đồng thuận trong quan hệ của hai nước Nga-Mỹ cần đến nhiều yếu tố, đặc biệt là hai bên cần phải xoá bỏ những nghi ngờ không cần thiết.
Xem thêm >> Bất ngờ phát hiện tiền tỷ trong chiếc tivi phế thải
Thanh Hiền