Trong các bộ phim Hoa ngữ đặc biệt là dòng phim cổ trang, phân cảnh nhân vật giao đấu hoặc sử dụng hung khí luôn được sử dụng như một cách để tăng độ kịch tính và bi kịch cho phim. Nhưng nhiều khi cảm xúc của khán giả bị phá vỡ chỉ vì khâu kỹ xảo quá thô sơ, vụng về và cẩu thả. Dù nhiều lần bị dư luận phê bình, tình trạng này vẫn tiếp diễn từ phim này sang phim khác và trở thành nỗi ám ảnh của người xem. Dưới đây là một số trường hợp như thế:
Trong Tân Hoàn Châu Cách Cách (2011) có cảnh Tử Vy (Hải Lục thủ vai) bị dao đâm. Ban đầu vết thương khá nông, dao vẫn còn thừa một đoạn nhưng chỉ trong chớp mắt, con dao đã cắm sát vào ngực nữ diễn viên.
Bị kiếm đâm xuyên từ phía sau nhưng nhân vật này không hề đổ máu. Nếu tinh ý hơn khán giả có thể thấy lưỡi kiếm được cố định sơ sài dưới lớp quần áo bùng nhùng.
Không khó để phát hiện mũi tên đâm xuyên vai Phạm Băng Băng chỉ được gắn phần đuôi.
Trong Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa, cảnh Dương Mịch cầm dao tự đâm vào người nhẽ ra sẽ lấy được nước mắt khán giả nhiều hơn nếu như không lộ ra việc mũi dao thực ra chỉ đâm dưới nách.
Tương tự, trong Thiếu Niên Thần Thám Địch Nhân Kiệt, Võ Mị Nương (Lâm Tâm Như) không tiếc thân mình đỡ thay cho hoàng thượng 1 nhát dao. Nhưng nếu để ý, khán giả sẽ thấy mũi dao chỉ đâm xuyên qua nách của cô nàng.
Chỉ trong tích tắc, vết đâm của anh lính này đã dịch chuyển vị trí một cách thần kỳ.
Còn trong cảnh này thì hình như con dao lại quá sắc khi chỉ dùng chuôi cũng có thể khiến cổ nam diễn viên chảy máu.
Cảnh Hà Nhuận Đông sử dụng kiếm trong Phong Vân (2002) khiến người xem bật cười bởi lưỡi kiếm chưa kịp đâm mà nạn nhân đã ôm chặt bụng như bị thương nặng.
Dù bị chiếc mâu to đâm xuyên người nhưng người này chẳng hề bị chảy máu. Đến cả phần mũi mâu cũng vô cùng sạch sẽ.
Trong Thần Điêu Đại Hiệp do Trần Hiểu và Trần Nghiên Hy đóng chính. Phân cảnh Dương Quá (Trần Hiểu) bị chặt đứt tay vốn là khoảnh khắc đem đến cho khán giả nhiều cảm xúc nhưng cuối cùng chỉ vì kỹ xảo “3 xu” mà bị biến thành trò cười cho mọi người.
Minh Hoa (t/h)