Theo Syriaobserver, vào ngày 25/2, Bộ trưởng Giao thông Syria Ali Hammoud đã đề nghị người điều hành cảng này cần hình thành một nhóm tổ chức các cuộc đàm thoại với các quan chức Iran về việc quản lý cơ sở này.
Quyết định này được đưa ra dựa theo yêu cầu từ phía Iran về việc trao quyền vận hành cảng này, đổi lại cho việc Iran đã hỗ trợ tài chính và quân sự cho Damascus suốt 8 năm nội chiến.
Cảng này được Syria và một công ty Pháp vận hành nhưng hợp đồng với Iran sẽ cho phép Tehran vận hành cảng bắt đầu từ mùa Thu tới.
Công ty Pháp có thể sẽ được chính phủ Syria bồi thường sau khi bị hủy bỏ hợp đồng vận hành cảng. Hợp đồng với Tehran cũng khiến Nga, nước từng một mình kiểm soát lãnh hải của Syria tức giận, một nguồn tin ngoại giao phương Tây tiết lộ.
Động thái của Damascus cho thấy những mâu thuẫn giữa Nga và Iran và thể hiện sự không hài lòng với việc ưu tiên trao quyền xây tái thiết Syria.
Hồi tháng Một, một ủy ban chung do Thủ tướng Syria Imad Khamis và Phó Tổng thống Iran Eshaq Jahangiri đã ký 9 thỏa thuận về đường tàu, tái thiết xây dựng, đầu tư, đấu tranh chống khủng bố, rửa tiền, giáo dục và văn hóa của Syria, hãng thông tấn SANA của Syria cho hay.
Khi đó, ông Imad Khamis tuyên bố rằng các thỏa thuận “lịch sử” này phản ánh “sự nghiêm túc” của Damascus trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tư nhân và nhà nước của Iran.
Chưa đầy một tháng sau đó, Tổng thống Syria Assad đã gặp nhà lãnh đạo cấp cao của Iran Ali Khamenei ở Tehran.
Kể từ năm 2018, Iran đã gây áp lực với Damascus về vấn đề triển khai chậm trễ các thỏa thuận chiến lược.
Đầu năm 2017, ông Khamis đã thăm Tehran và khi đó 5 thỏa thuận chiến lược đã được ký. Một trong số các thỏa thuận này gồm việc đầu tư vào khu vực phốt phát của Syria ở khu vực phía Tây gần thành cổ Palmyra. Syria từng quảng bá rằng đây là những khu vực phốt phát lớn nhất thế giới và đạt sản lượng 1,8 tỷ tấn phốt phát dự trữ.
Nga đã trả đũa thỏa thuận này bằng việc gây áp lực với Syria để giành quyền đầu tư vào khu vực phốt phát này khiến Iran rất không hài lòng lúc đó.
Syria sẽ trao cho Iran 5,000 hecta đất trồng trọt và 1,000 hecta để khai thác dầu và khí đốt, theo hãng thông tấn của Iran IRNA.
Iran là nước hỗ trợ tài chính cho Syria khá nhiều. Tehran đã mở dòng tín dụng trị giá 3,5 tỉ USD vào năm 2013 và mở rộng khoản tiền này thêm 1 tỉ USD vào năm 2015, dòng tiền này có giá trị đáng kể với nền kinh tế Syria.
Vào năm 2011, Tehran đã chuyển cảng Tartus thành căn cứ quân sự nhưng Moscow phản đối. Nga sau đó can thiệp quân sự vào Syria, năm 2015 và sau đó triển khai hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 và S-300 đến Latakia và mở rộng cảng Tartus.
Giới quan sát cho rằng việc Iran tới cảng Latakia chính là sự khôi phục sự hiện diện của Iran ở Địa Trung Hải. Khi thỏa thuận này đi vào hoạt động, cánh cửa sẽ mở ra cho lộ trình hỗ trợ quân sự và kinh tế và điều này làm tăng khả năng cho Iran trong việc kiểm soát ngành đường sát của Syria.
Giới chức Iran đã thông báo với Syria rằng cảng Latakia sẽ được sử dụng để chuyển dầu của Iran tới Syria thông qua Địa Trung Hải để ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng của quốc gia Trung Đông này.
Xem thêm >> Nga khẳng định không có "Syria thứ hai" ở Venezuela