Nga sắp bàn giao nốt “Rồng lửa” S-400 theo hợp đồng 5,5 tỷ USD

Nga sắp bàn giao nốt “Rồng lửa” S-400 theo hợp đồng 5,5 tỷ USD

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:15
0
Tiến độ Nga bàn giao các hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nga dự kiến sẽ bàn giao 2 trung đoàn tên lửa phòng không S-400 Triumf còn lại cho Ấn Độ vào năm tới theo mốc thời gian mới được thiết lập lại sau một số sự chậm trễ do cuộc xung đột ở Ukraine gây ra, hãng PTI đưa tin hôm 23/4.

Theo hãng thông tấn lớn nhất của quốc gia Nam Á, trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 5,5 tỷ USD giữa hai bên, Moscow đã bàn giao cho Delhi 3 hệ thống tên lửa đất đối không di động tiên tiến.

Theo các điều khoản của thỏa thuận được Ấn Độ và Nga ký kết về 5 hệ thống S-400 vào tháng 10/2018, toàn bộ lô hàng phải được giao trong khoảng thời gian 5 năm. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm phản ứng với chiến dịch quân sự của Điện Kremlin ở Ukraine đã ảnh hưởng đến quá trinhg thanh toán cho các hệ thống vũ khí.

“Hiện đã có khung thời gian mới cho việc giao các hệ thống S-400 còn lại và mọi thứ đã trở lại đúng hướng”, tờ Hindustan Times dẫn nguồn thạo tin cho biết.

Theo tờ nhật báo tiếng Anh của Ấn Độ có trụ sở tại New Delhi, quốc gia tỷ dân vẫn tiếp tục thỏa thuận S-400 với Nga bất chấp cảnh báo từ Mỹ rằng hợp đồng này có thể kích hoạt các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật chống lại kẻ thù của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA). 

Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ bị áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp vì mua S-400 theo đạo luật trên, Mỹ vẫn chưa thực hiện hành động tương tự chống lại Ấn Độ. Nguyên nhân có thể là do sự hội tụ chiến lược và an ninh ngày càng tăng giữa Washington và Delhi.

Thế giới - Nga sắp bàn giao nốt “Rồng lửa” S-400 theo hợp đồng 5,5 tỷ USD

S-400 được thiết kế để tiêu diệt máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo cũng như vũ khí siêu thanh... Ảnh: Sandboxx

Phía Nga cho đến nay đã chuyển giao 3 hệ thống S-400 cho Ấn Độ. “Rồng lửa” S-400 đầu tiên, được giao vào tháng 12/2021, đã được triển khai để bao phủ các khu vực biên giới Ấn Độ với Trung Quốc cũng như với Pakistan, Hindustan Times cho biết. Hai hệ thống khác cũng đã được triển khai để bảo vệ các khu vực và tài sản chiến lược của Ấn Độ.

S-400 là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa mới nhất của Nga được đưa vào sử dụng năm 2007. Nó được thiết kế để tiêu diệt máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo cũng như vũ khí siêu thanh, và cũng có thể được sử dụng để chống lại các tổ hợp trên mặt đất. S-400 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km và ở độ cao lên tới 30 km.

Theo truyền thông Ấn Độ, Nga dự kiến cũng sẽ giao 2 tàu khu trục tàng hình lớp Talwar mà nước này đang đóng cho Hải quân Ấn Độ vào đầu năm tới. Theo thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD được ký năm 2016, ban đầu Nga dự kiến sẽ giao tàu chiến vào giữa năm 2022 nhưng dự án đã bị trì hoãn, đầu tiên là do đại dịch Covid-19 và sau đó là cuộc chiến ở Ukraine.

Chiếc đầu tiên trong số 2 tàu khu trục, có tên là Tushil, dự kiến sẽ đến Ấn Độ vào tháng 9 năm nay, và chiếc thứ hai, có tên là Tamal, sẽ được giao vào tháng 1 năm sau, Hindustan Times cho biết.

Hai tàu khu trục lớp Talwar khác đang được đóng tại Goa Shipyard Limited (GSL), một công ty đóng tàu thuộc sở hữu của Chính phủ Ấn Độ, nằm ở Bờ Tây Ấn Độ tại Vasco da Gama, Goa, với sự hỗ trợ của Nga về thiết kế và vật liệu.

Cả 2 dự án S-400 và Talwar đều bị ảnh hưởng do Nga tập trung vào cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây, khiến Moscow không thể tiếp cận hệ thống SWIFT để thanh toán.

Tuy nhiên, Delhi và Moscow đã xây dựng các hệ thống thanh toán hiệu quả hơn vào cuối năm ngoái, cho phép nối lại việc giao hàng đối với 2 hệ thống S-400 và 2 tàu khu trục theo hợp đồng, nguồn tin của Hindustan Times cho biết nhưng không đưa ra chi tiết về các cơ chế này.

Minh Đức (Theo Hindustan Times, Deccan Herald)

Nga nêu lý do đánh sập tháp truyền hình cao 240 mét ở Ukraine, ông Zelensky lên tiếng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:53
Quân đội Nga ngày 22/4 đã thực hiện cuộc tấn công tên lửa có độ chính xác cao nhằm vào một tháp truyền hình ở thành phố Kharkiv, phía đông bắc Ukraine.

“Đòn đánh” của Mỹ khiến số phận 6 tàu phá băng của Nga treo lơ lửng

Chủ nhật, 21/04/2024 | 06:00
Thị trường toàn cầu cuối cùng sẽ quay trở lại với LNG Nga vì Moscow vẫn là một nhà xuất khẩu LNG quan trọng.

Nga sắp bàn giao tàu chiến sử dụng chi tiết do Ukraine sản xuất

Thứ 7, 06/04/2024 | 06:00
Hai tàu khu trục nhỏ sắp được bàn giao là một phần trong thỏa thuận bốn tàu mà Ấn Độ đã ký với Nga vào năm 2018.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.