"Nhiệm vụ trước mắt trong kế hoạch - là việc tạo ra một tiền đồn có người lái lên Mặt trăng. Và một nhóm làm việc như vậy gần đây đã được thành lập dưới sự chỉ đạo của người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Vladimir Popovkin" - dẫn lời hãng tin Interfax .
Nhiệm vụ của nhóm làm việc là để tích hợp các kiến nghị của những công ty hàng đầu không gian và viện nghiên cứu trong lĩnh vực thăm dò Mặt Trăng.
Hai nước trên thế giới từ lâu đã lên kế hoạch chinh phục mặt trăng là Liên Xô và Mỹ. Moscow và Washington đã từng đàm phán về khả năng của một chương trình thăm dò Mặt trăng chung trong đầu những năm 1960, nhưng cuối không đạt được thỏa thuận.
Nga có thể tạo ra một căn cứ có người lái trên Mặt Trăng
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, Neil Armstrong và Buzz Aldrin hạ cánh trên bề mặt của Mặt Trăng. Đây là một thành công vang dội của Mỹ trong việc thám hiểm không gian.
Thời Liên Xô kế hoạch thiết kế tàu lên Mặt Trăng đã được đề cập. Tuy nhiên chương trình đã không được tài trợ thích đáng. Mặc dù vậy, Liên Xô đã có những tiến bộ đáng kể trong việc nghiên cứa không gian như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất và đưa robot Rover lên thám hiểm bề mặt Mặt Trăng.
Sự phát triển của thế kỷ XXI
Trong thế kỷ XXI, việc chinh phục và khám phá Mặt Trăng không còn là cuộc cạnh tranh chỉ riêng của Mỹ và Nga mà sẽ xuất hiện nhiều nước mới. Hoa Kỳ đưa ra chương trình "Chòm sao" , trong đó bao gồm việc thành lập các căn cứ trên Mặt Trăng. Nhưng theo quyết định của Barack Obama sau cuộc khủng hoảng năm 2008, dự án đã bị hủy bỏ .
Cơ quan Vũ trụ châu Âu có kế hoạch khởi động một cơ sở trên Mặt Trăng sau năm 2030. Ý định thiết lập một căn cứ trên Mặt Trăng của Nhật Bản và Trung Quốc. Bắc Kinh có dự định là khoảng năm 2040-2060 .
Nga cũng đã bày tỏ sự quan tâm trong việc khám phá Mặt trăng. Trong chương trình chính thức của Cơ quan Vũ trụ Nga vào năm 2013-2018 có một ngân sách đặc biệt cho dự án "nghiên cứu không gian cơ bản, bao gồm các nghiên cứu về sao Hỏa và Mặt Trăng".
NP